MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đây là cuộc chiến còn căng thẳng hơn cả chiến tranh thương mại Mỹ Trung nhưng ít ai để ý

09-10-2019 - 12:39 PM | Tài chính quốc tế

Đối với Jayeon, Nhật Bản là một quốc gia lựa chọn gây tổn hại thêm cho nền kinh tế của Hàn Quốc thay vì xin lỗi về lịch sử. Cô và các bạn của mình, thay vì tới Nhật như dự kiến, hiện đang lên kế hoạch du lịch ở Hàn Quốc.

Hàn Quốc đang đồng loạt tẩy chay hàng hóa Nhật Bản và hủy các chuyến đi đến Nhật Bản nhằm thể hiện sự đáp trả trong cuộc chiến thương mại ngày càng căng thẳng giữa hai quốc gia.

Điều này bắt nguồn từ việc vào tháng 7 vừa rồi, Nhật Bản đã hạn chế xuất khẩu nguyên liệu bán dẫn cho ngành sản xuất của Hàn Quốc. Động thái được coi là sự đáp trả trước phán quyết của Tòa án tối cao Hàn Quốc năm ngoái buộc các công ty Nhật Bản bồi thường cho việc họ sử dụng lao động không tự nguyện trong thời gian chiếm Nhật Bản chiếm đóng bán đảo Triều Tiên từ năm 1910 đến năm 1945.

Kể từ đó, một nhóm nhạc của Hàn Quốc đã kêu gọi tẩy chay tất cả mọi thứ liên quan đến Nhật Bản - và dường như nó bắt đầu có hiệu quả.

Jayeon, một nhân viên bất động sản ở Seoul, và bảy người bạn thời trung học của cô vừa hủy chuyến bay đến Nhật Bản mặc dù họ đã đặt khách sạn và lên kế hoạch cho chuyến đi trong khoảng một năm.

Một nhóm bạn khoảng 60 người đã hy vọng có thể tổ chức một cuộc hội ngộ tại Nhật Bản, song họ cảm thấy phải đứng lên chống lại Nhật Bản và ủng hộ phong trào phản kháng đang gia tăng.

Đối với Jayeon, Nhật Bản là một quốc gia lựa chọn gây tổn hại thêm cho nền kinh tế của Hàn Quốc thay vì xin lỗi về lịch sử. Cô và các bạn của mình, thay vì tới Nhật như dự kiến, hiện đang lên kế hoạch du lịch ở Hàn Quốc.

"Tất nhiên chúng tôi yêu thích rất nhiều thứ của Nhật Bản và đó là lý do tại sao chúng tôi muốn đi du lịch cùng với những người bạn thân nhất của mình. Đồ ăn, phim hoạt hình, truyện tranh, phim ảnh và âm nhạc của Nhật Bản là một phần thời thơ ấu của chúng tôi", cô chia sẻ với Business Insider.

Đây là cuộc chiến còn căng thẳng hơn cả chiến tranh thương mại Mỹ Trung nhưng ít ai để ý  - Ảnh 1.

Một cửa tiệm ramen tại Hàn Quốc với biển hiệu: "100% thương hiệu Hàn Quốc chính gốc". Dòng chữ màu đỏ có nội dung: "Đừng lo, không có một loại phụ phí nào cho người Nhật Bản đâu. Người Nhật sẽ không được hưởng bất cứ thứ gì." (Nguồn: Business Insider)

Nhưng tất cả những ảnh hưởng văn hóa này không đủ để ngăn cô tham gia vào phong trào chống Nhật Bản.

"Là một người dân Hàn Quốc, tôi cảm thấy phải có trách nhiệm về những điều người dân nước mình nghĩ và lựa chọn. Nhật Bản sở hữu rất nhiều điều tốt đẹp mà chúng tôi trân trọng, chúng tôi muốn một lời xin lỗi chân thành về những gì người Nhật đã làm với phụ nữ Hà Quốc trong thế chiến thứ hai". Điều cô ấy đang đề cập ở đây là hàng ngàn nô lệ tình dục Hàn Quốc mà quân đội Nhật đã chiếm đoạt trong thời chiến.

"Nếu họ không chấp nhận sai lầm của mình và có lỗi vì điều đó, làm sao chúng tôi có thể biết chắc chắn rằng điều đó sẽ không lặp lại trong tương lai? Bây giờ họ thậm chí còn đang lấn tới và bắt đầu một cuộc chiến thương mại chống lại chúng tôi. Chúng tôi chỉ là những người dân bình thường, nhưng việc hủy bỏ những chuyến đi tới Nhật Bản và tẩy chay các sản phẩm của họ là điều chúng tôi có thể làm ngay bây giờ. "

Đây là cuộc chiến còn căng thẳng hơn cả chiến tranh thương mại Mỹ Trung nhưng ít ai để ý  - Ảnh 2.

Làn sóng chống đối Nhật Bản đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ tại Hàn Quốc. (Nguồn: Business Insider)

Jayeon biết rằng việc hủy một chuyến đi sẽ không gây thay đổi nhiều, nhưng nếu ngày càng có nhiều người tham gia cuộc biểu tình, cô tin rằng đây sẽ là một thông điệp gửi tới Nhật Bản.

"Đó là một khoản phí nhỏ mà chúng tôi có thể đóng góp cho đất nước mình", cô nói, đề cập đến phí hủy chuyến bay đến Nhật Bản.

Giống như bạn bè của mình, cô ấy cũng đã quyết định ngừng mua bất cứ thứ gì của Nhật Bản cho đến khi hai chính phủ giải quyết xung đột.

"Chúng tôi vẫn chưa quên lịch sử đáng buồn của đất nước và những gì người Nhật đã làm với chúng tôi. Ngọn lửa đã tàn lụi kể từ Thế chiến II, và sớm muộn gì Nhật Bản cũng phải đối mặt với nó."

"Thành thật mà nói, tôi đã không chắc chắn ngay từ đầu", cô đề cập đến quyết định tẩy chay hàng hóa Nhật Bản. "Nhưng bạn bè của tôi thuyết phục tôi rằng tốt hơn hết là chính chúng tôi, chứ không phải chính phủ, nên làm gì đó ngay bây giờ. Chúng tôi vẫn có thể sống với các sản phẩm của Hàn Quốc. Có rất nhiều sự lựa chọn. Đôi khi chúng ta cần tạo ra một sự thay đổi lớn bằng cách làm những việc nhỏ hơn."

Nói không với các kỳ nghỉ lễ, bia, hoặc phim ảnh Nhật Bản

Jayeon là một trong số hàng ngàn người Hàn Quốc trên khắp đất nước đã tẩy chay tất cả mọi thứ của Nhật Bản kể từ tháng Bảy. Bởi chính phủ cả hai quốc gia đều không có ý định nhượng bộ trong cuộc chiến thương mại, nên người dân Hàn Quốc cũng vậy

Các khẩu hiệu và biểu ngữ chống Nhật Bản có thể được tìm thấy ở hầu hết mọi nơi tại Hàn Quốc. Nhiều tổ chức trưng bày các biểu ngữ có chữ "KHÔNG Nhật Bản" trước cửa nhà.

Các cửa hàng tiện lợi không bán bia Nhật Bản nữa, theo báo Hankyoreh của Hàn Quốc cho biết doanh số bán bia Nhật Bản từ ngày 1 tháng 7 đến ngày 18 tháng 7 thấp hơn 30% so với cùng kỳ năm ngoái.

Các cửa hàng Nhật Bản cũng vắng khách, The Herald Hàn Quốc trích dẫn hai người phụ nữ gần Quảng trường Gwanghwamun ở trung tâm Seoul khi nhìn vào cửa sổ trưng bày cửa hàng quần áo Uniqlo của Nhật Bản rồi bỏ đi, nói: "Chúng đẹp thật đấy, nhưng chúng ta không nên mua bất cứ thứ gì ở đây."

Không phải tất cả người Hàn Quốc đều ủng hộ phong trào chống Nhật Bản

Tại Jeju, một trong những thành phố của Hàn Quốc gần Nhật Bản nhất, các dấu hiệu của phong trào chống Nhật Bản hầu như ở khắp mọi nơi, đặc biệt là xung quanh Tòa thị chính của thành phố.

Tuy nhiên, Minkyeong, một giáo viên nghệ thuật trung học ở Jeju, chia sẻ với Business Insider rằng mặc dù cô không hài lòng với hành động của Nhật Bản, tẩy chay hàng hóa và dịch vụ của họ sẽ chỉ làm tổn hại tới Hàn Quốc nhiều hơn.

"Tôi hoàn toàn hiểu quyết định tẩy chay Nhật Bản của bạn bè mình, nhưng tôi không thể đồng tình với họ", cô nói với Business Insider, đồng thời cho biết mình là người duy nhất cảm thấy như vậy trong nhóm bạn của mình. "Mặc dù tôi rất muốn làm một điều gì đó để đấu tranh cho những gì Hàn Quốc phải chịu đựng trong lịch sử, thì tẩy chay không phải là một ý tưởng khôn ngoan trong dài hạn."

"Bất cứ điều gì đã xảy ra trong lịch sử, chúng ta không nên quên và cần phải tiếp tục chiến đấu vì nó", Minkyeong nói. "Nhưng chúng ta không được quên chúng ta là các nước láng giềng và chúng ta cần nhau."

"Hàn Quốc nằm giữa Nhật Bản và Trung Quốc, và Hoa Kỳ cũng đóng một vai trò lớn ở đây", cô nói thêm: "Chúng tôi là một quốc gia nhỏ bé và có thể dễ dàng trở thành sân chơi cho các cường quốc khác. Tôi hy vọng mọi người nhìn nhận mọi thứ khôn ngoan hơn và tránh không bị ảnh hưởng quá dễ dàng bởi các xu hướng truyền thông xã hội", cô nói.

Mỹ Linh

Business Insider

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên