Đây là lý do không nên trông chờ vào cuộc họp tháng 6 của OPEC
Hôm qua các các đại diện đến từ các quốc gia thành viên OPEC đã có một cuộc họp tại Vienna để bàn về việc các yếu tố cơ bản của nguồn cung và cầu dầu mỏ đang diễn biến như thế nào.
- 03-05-2016Tương lai không dầu mỏ của Ả Rập: Tầm nhìn hay ảo tưởng?
- 03-05-2016Dầu giảm giá mạnh vì sản lượng OPEC lên cao kỷ lục
- 02-05-2016Dầu rớt giá, công ty Saudi Arabia đuổi 50.000 nhân viên nước ngoài
Trong khi bất đồng nội bộ vẫn còn hiện hữu, kế hoạch đóng băng có lẽ không còn cần thiết khi mà giá đang hồi phục.
Kể từ sau khi cuộc hội đàm tháng 3 về việc đóng băng sản lượng dầu của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) thất bại, không thấy một đề án nào xuất hiện trên bàn hội đàm cho cuộc họp sẽ diễn ra vào tháng 6 tới.
Hôm qua các các đại diện đến từ các quốc gia thành viên OPEC đã có một cuộc họp tại Vienna để bàn về việc các yếu tố cơ bản của nguồn cung và cầu dầu mỏ đang diễn biến như thế nào. Đại biểu đến từ hai quốc gia ủng hộ việc không đóng băng sản lượng trong cuộc họp tháng 3 cho biết, đề án về việc đóng băng sản lượng dầu thất bại do những thay đổi trên thị trường và có lẽ đề án đó đã không còn thực sự cần thiết.
Đầu năm 2015, giá dầu hồi phục sau khi chạm đáy kể từ năm 2003 nhờ những dấu hiệu cho thấy trữ lượng dầu trên toàn cầu đang giảm do nguồn cung dầu tại Mỹ lao dốc. Giá dầu tăng ngay cả khi OPEC không giảm sản lượng và cuộc hội đàm đóng băng sản lượng ở Doha cũng cũng thất bại sau khi Ả rập xê út từ chối thực hiện đóng băng nếu không có Iran.
Theo thông tin từ IEA cuối tháng trước, dầu Brent vẫn tiếp tục tăng lên 48,5 USD/thùng sau khi đàm phán Doha thất bại – mức cao nhất kể từ tháng 11/2015. Nguồn cung và cầu dầu trên toàn cầu sẽ dịch chuyển sát mức cân bằng trong nửa cuối năm nay do mức giá thấp hơn sẽ ảnh hưởng xấu đến sản lượng tại các quốc gia sản xuất dầu ngoài OPEC. Tuần trước, sản lượng dầu thô Mỹ giảm xuống còn 8.83 triệu thùng/ngày. Đây là tuần thứ 8 sản lượng dầu giảm liên tiếp.
Trong khi Venezuela – một trong những nhà kiến trúc sư của đề án đóng băng sản lượng - đã yêu cầu mời các quốc gia sản xuất dầu ngoài OPEC tham gia đàm phán Doha đến dự cuộc họp tháng 6, các quốc gia thành viên OPEC vẫn chưa có câu trả lời cho lời đề nghị này.
Trong khi mối bất hòa trong nôi bộ OPEC vẫn còn hiện diện tại cuộc họp ở Vienna ngày hôm qua, các thành viên vẫn chưa có khả năng đi đến thống nhất chiến lược dài hạn do khoảng cách giữa các bản đề án từ mỗi thành viên còn khác xa nhau. Trước đó, kế hoạch hỗ trợ giá dầu đã bị trì hoãn từ tháng 11 do bất đồng nội bộ về vấn đề cắt giảm sản lượng, thiết lập hạn ngạch sản lượng và tìm kiếm giải pháp tối đa hóa lợi nhuận của khối.