Đây là những chiến lược hiệu quả nhất để sống sót trong thời kỳ đầy sóng gió của thị trường
Không sớm thì muộn, mọi nhà đầu tư đều sẽ chứng kiến sự sụp đổ của thị trường chứng khoán khi nó lao dốc nhanh chóng và bất ngờ. Dưới đây là những chiến lược đầu tư giúp bạn thuận lợi vượt qua sự sụt giảm của thị trường chứng khoán.
Đầu tư có hệ thống và tập trung vào dài hạn
Không ai có thể dự đoán được thời điểm thị trường sụp đổ hay thời gian của giai đoạn thị trường đang trên đà đi lên. Các giai đoạn tăng và giảm này chịu ảnh hưởng bởi tâm lý của các nhà đầu tư. Trong khi những tâm lý tích cực sẽ tạo ra một thị trường đi lên thì những kịch bản gây lo sợ sẽ dẫn đến một thị trường giá xuống. Việc đầu tư một cách có hệ thống theo thời gian thay vì chỉ theo một đợt sẽ giúp giảm thiểu rủi ro đầu tư sai thời điểm.
Xác định rõ ràng mục tiêu đầu tư
Đánh giá rủi ro đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra của cải dài hạn. Bạn có thể bắt đầu quá trình này bằng cách xác định rõ ràng các mục tiêu và phân loại chúng thành các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Tiếp theo, hãy kết hợp một cách phù hợp các loại tài sản để đạt được các mục tiêu của mình dựa trên lược đồ rủi ro (risk profile). Dù trong thời gian khó khăn, bạn cũng không nên đi chệch khỏi các mục tiêu đầu tư dài hạn của mình, từ đó vượt qua sự biến động ngắn hạn và đạt được các mục tiêu đầu tư dài hạn mà bản thân mong muốn.
Phân bổ tài sản hợp lý
Vì sự biến động là một rủi ro tiềm ẩn liên quan tới nhóm tài sản cá nhân, việc phân bổ tài sản trở thành một bước cực kỳ quan trọng khi quản lý tài chính cá nhân. Bằng cách đa dạng hóa một cách tối ưu khoản tiết kiệm của mình thành các loại tài sản khác nhau, cùng với việc đánh giá rủi ro thích hợp, bạn có thể vượt qua thời kỳ đầy biến động một cách thành công. Với việc phân bổ tài sản đúng đắn và đa dạng, bạn sẽ quản lý được việc rút bớt danh mục đầu tư trong trường hợp xảy ra các sự kiện bất ngờ như sự sụp đổ của thị trường.
Duy trì danh mục đầu tư chất lượng cao, loại bỏ cổ phiếu chất lượng thấp khi đã đạt được lợi nhuận
Mỗi giai đoạn tăng giá của thị trường mang đến cho nhà đầu tư cơ hội để sửa chữa những sai lầm đã mắc phải trong giai đoạn giảm giá cuối cùng. Trong giai đoạn tăng giá, các nhà đầu tư ít lo lắng về việc thua lỗ và còn mong muốn nắm giữ các cổ phiếu chất lượng thấp nhiều hơn, làm tăng tỷ lệ tiếp xúc với các cổ phiếu chất lượng thấp.
Khi chu kỳ quay vòng, việc các cổ phiếu chất lượng cao trong danh mục đầu tư chiếm tỷ trọng ít hơn sẽ dẫn đến việc thua lỗ đáng kể. Trong bối cảnh đó, bạn nên tập trung nhất quán vào việc tạo và duy trì danh mục đầu tư chất lượng cao với việc chốt lời và / hoặc chiến lược rút lui được xác định rõ ràng để loại bỏ các cổ phiếu chất lượng thấp khỏi danh mục khi đã đạt được lợi nhuận mục tiêu.
Đầu tư vào các cổ phiếu có tính thanh khoản
Khi thị trường đi xuống, cổ phiếu có tính thanh khoản thấp cũng sẽ đi xuống nhanh hơn. Vì vậy, hãy đầu tư cổ phiếu có tính thanh khoản cao hơn và dành tỷ trọng vốn để đầu tư cổ phiếu thanh khoản tốt nhiều hơn. Ngược lại, đối với những cổ phiếu thanh khoản thấp, bạn buộc phải có một chiến lược rút lui phù hợp.
Đừng hoảng loạn
Chiến lược quan trọng nhất trong các sự kiện như thị trường sụp đổ chính là không hoảng loạn. Với cường độ của dòng tin tức tiêu cực và sự bi quan gia tăng theo mỗi cú rơi trong thời gian này, bạn cần phải kiểm soát cảm xúc của mình và kiềm chế việc bán tháo cổ phiếu một cách ồ ạt. Miễn là danh mục đầu tư đa dạng và có sự kết hợp phù hợp của các cổ phiếu chất lượng, ban có thể vượt qua thời gian đầy biến động một cách suôn sẻ mà không mắc sai lầm.
Tận dụng các cơ hội khi những người khác bán ra
Việc bán tháo ồ ạt trong lúc thị trường sụp đổ mang đến cho các nhà đầu tư kiên nhẫn nhiều cơ hội để xây dựng vị thế nắm giữ các cổ phiếu chất lượng cao với mức giá rẻ và hấp dẫn hơn. Theo quan điểm này, bạn có thể luôn duy trì thanh khoản ở mức 5-10% để nắm bắt các cơ hội như vậy.
Duy trì tính thanh khoản trong các quỹ khẩn cấp
Quỹ khẩn cấp là vốn gốc nhằm bảo vệ nhà đầu tư khỏi các sự kiện không chắc chắn và không thuận lợi như mất việc không đúng lúc hoặc các trường hợp khẩn cấp về y tế. Tốt nhất, bạn nên để dành ra một khoản tương đương tiền kiếm được trong 6-12 tháng từ khoản tiền chi tiêu hàng tháng như một quỹ khẩn cấp để bảo vệ mình khỏi bất kỳ khỏi những sự kiện bất ngờ.
Việc tạo đủ quỹ khẩn cấp sẽ giúp một nhà đầu tư chống đỡ được trong thời gian gặp khó khăn, đồng thời vẫn đáp ứng được các yêu cầu khẩn cấp của mình mà không bị buộc phải bán cổ phiếu của mình với giá thấp hơn và bị mất vốn vĩnh viễn.
Tổng hợp