Đây là những lý do tại sao chứng khoán Trung Quốc có diễn biến ngày càng tồi tệ
3 nghìn tỷ USD giá trị của thị trường chứng khoán Trung Quốc đã bị thổi bay kể từ tháng 1, và hy vọng về những phiên giao dịch ít biến động hơn đang mờ nhạt dần.
- 26-10-2018Đây là những gì sẽ xảy ra khi thị trường chứng khoán toàn cầu lao đốc
- 26-10-2018Bất chấp cú tăng mạnh mẽ của chứng khoán Mỹ, chứng khoán Châu Á mở cửa trong thế giằng co
- 25-10-2018Chứng khoán châu Á giảm điểm, trải qua một phiên giao dịch đầy biến động
Các nhà đầu tư đang chờ đợi màu xanh của thị trường đều thất vọng với cú giảm 7,9% của Shanghai Composite từ đầu tháng 10 đến nay. Mức giảm này khiến cho Shanghai Composite chứng kiến diễn biến tồi tệ nhất trong các năm, sau cú giảm 65% khi cuộc khủng hoảng toàn cầu diễn ra và gần 22% trong năm 2011 và 1994. Trung Quốc nằm trong số những thị trường tệ nhất nếu nắm giữ cổ phần trong năm 2018.
Có rất nhiều lý do giải thích cho việc thị trường nước này chìm trong cơn sóng bán tháo năm nay. Đầu tiên đó là thanh khoản bị siết chặt bởi chiến dịch giảm nợ của Trung Quốc dẫn đến khoản nợ trái phiếu cao kỷ lục và ảnh hưởng nặng nề tới tăng trưởng kinh tế. Sau đó là diễn biến của cuộc chiến thương mại ngày càng căng thẳng, những lần nâng lãi suất của Fed và đồng USD mạnh khiến cho khối tài sản của thị trường mới nổi này lao đao. Chứng khoán Trung Quốc đang đối mặt với sự lao dốc sâu hơn nữa bởi nước này đang đối mặt với nguy cơ hàng tỷ USD trái phiếu buộc phải bán ra.
Dưới đây là những nguyên nhân ảnh hưởng tới mốc tâm lý:
Ngân hàng trong bóng tối, bao gồm các khoản vay uỷ thác, vay tín chấp và chấp phiếu ngân hàng đang dần tệ hơn. Khối lượng giao dịch được cho là xuất sắc của dịch vụ này đã giảm 7 tháng liên tiếp cho đến tháng 9, ở mức thấp nhất kể từ tháng 1 năm 2017. Chiến dịch cắt giảm đầu cơ vay nợ của chính phủ đã gây áp lực cho các công ty tư nhân phụ thuộc vào các kênh đầu tư, cụ thể là các ngân hàng đã hạn chế việc cho vay.
Một nguyên nhân khác ảnh hưởng tới mốc tâm lý là trong hai ngày trước, khi các báo cáo hàng quý cho thấy 5 quỹ lớn của chính phủ Trung Quốc bất ngờ bán sạch cổ phiếu đang nắm giữ. Điều này rấy lên những câu hỏi về việc liệu Bắc Kinh sẽ đưa ra một mức giá trên vốn chủ sở hữu hay không, khiến các nhà đầu tư đang băn khoăn rằng liệu động thái này có phải là "đội tuyển quốc gia" đang rút khỏi thị trường hay không.
Ngoài ra còn có mối đe doạ khác đến từ các nhà môi giới và ngân, chiếm hơn một nửa trong số 640 tỷ cổ phần được thế chấp cho các khoản vay. Làn sóng bán tháo có thể khiến những người cho vay bán cổ phần, tạo ra những đợt bán mạnh.
Sức mạnh của đồng bạc xanh cũng là một nguyên nhân lớn khác. Đồng USD mạnh khiến các nhà đầu tư thờ ơ với khối tài sản của thị trường mới nổi này và tăng áp lực lên đồng NDT. Ở dấu hiệu gần đây nhất cho thấy dòng vốn ra đang tăng lên, các ngân hàng Trung Quốc đã bán số lượng đồng ngoại tệ lớn nhất cho các khách hàng kể từ tháng 12 năm 2016, theo số liệu của Cơ quan Quản lý Ngoại hối Nhà nước.
Điều này không thể "kéo" các thị trường trên toàn cầu ra khỏi vũng lầy, khiến các nhà đầu tư chẳng còn nơi nào để trốn tránh. Tại Mỹ, các cổ phiếu công nghệ cũng lao dốc, trong đó có Amazon và Alphabet đều đưa ra bản báo cáo hàng quý gây thất vọng. Chứng khoán toàn cầu đã mất khoảng 7,8 nghìn tỷ USD giá trị chỉ tính riêng trong tháng này và 15 nghìn tỷ USD tính từ tháng 1.
Tất cả những nguyên nhân này đều gây ra sự hỗn loạn cho "chuyến đi" của các nhà đầu tư Trung Quốc. Chỉ số Shanghai Composite đang trên con đường gập ghềnh nhất kể từ tháng 1 năm 2016. Các nhà đầu tư đã vội vã để trốn tránh những biến động, tăng quyền chọn liên quan đến một quỹ giao dịch theo dõi chỉ số SSE 50 lên mức chưa từng thấy trước đây.