MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đẩy mạnh thương mại điện tử hỗ trợ tiêu thụ nông sản, đặc sản vùng miền

14-11-2020 - 11:00 AM | Doanh nghiệp

Đưa nông sản, đặc sản vùng miền lên sàn thương mại điện tử mở ra hướng tiêu thụ mới cho các đơn vị, hộ sản xuất, hợp tác xã.

Với những ưu thế nổi bật như nhanh, tiện dụng, không bị giới hạn bởi không gian và thời gian, thương mại điện tử (TMĐT) có thể khắc phục được sự thiếu liên kết giữa các đơn vị trong chuỗi phân phối truyền thống. Đưa nông sản lên sàn TMĐT là giải pháp tạo liên kết trực tiếp giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng trên toàn quốc, giảm bớt các khâu phân phối trung gian. Vì vậy đẩy mạnh ứng dụng TMĐT trong hoạt động sản xuất, kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) nâng cao hiệu quả, năng lực cạnh tranh sản phẩm trên thị trường.

Đẩy mạnh thương mại điện tử hỗ trợ tiêu thụ nông sản, đặc sản vùng miền - Ảnh 1.

Nông sản, đặc sản địa phương trên sàn TMĐT Vỏ sò.

Thực tế cũng đã chứng minh, hiện nay người tiêu dùng có thể dễ dàng tìm kiếm để mua các sản phẩm nông sản, thực phẩm, đặc sản vùng miền trên các nền tảng thương mại điện tử như: Vỏ sò, Tiki, Shopee. Thống kê từ Cục TMĐT và Kinh tế số cho thấy, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có mức tăng trưởng TMĐT nhanh nhất thế giới. Bởi vậy, việc doanh nghiệp, cá nhân đẩy mạnh ứng dụng TMĐT, cập nhật cách thức kinh doanh từ truyền thống sang kinh doanh online là xu thế tất yếu.

Để khai thác tiềm năng của TMĐT, doanh nghiệp cần quan tâm đến tính minh bạch của sản phẩm vì mức độ hài lòng của người dùng Việt Nam đối với việc mua sắm trực tuyến còn khá thấp (theo nghiên cứu của Nielsen). Do đó doanh nghiệp muốn khẳng định chất lượng và tạo ra sự khác biệt so với hàng hóa không rõ nguồn gốc trôi nổi trên thị trường, thì cần đảm bảo cơ sở niềm tin cho người tiêu dùng là sự minh bạch thông tin. Đặc biệt là với mặt hàng nông sản, việc làm rõ nguồn gốc xuất xứ, công khai thông tin quá trình nuôi trồng, chế biến, đóng gói, phân phối không chỉ giúp nâng cao giá trị nông sản và khả năng tiêu thụ trong nước, mà còn là tấm "giấy thông hành" xuất khẩu ra thế giới.

Nhằm giúp doanh nghiệp, hộ sản xuất và hợp tác xã nông nghiệp khai thác được tiềm năng của TMĐT, Vỏ Sò – sàn TMĐT chú trọng việc kết nối trực tiếp các đơn vị sản xuất sản vật vùng miền chất lượng đến người tiêu dùng và iCheck - đơn vị tiên phong trong lĩnh vực cung cấp giải pháp truy xuất nguồn gốc, minh bạch thông tin sản phẩm, đã ký kết hợp tác chiến lược. Lợi thế của Vỏ sò là đội ngũ kinh doanh của Voso có mặt tại 63 tỉnh, kết nối trực tiếp với các đơn vị sản xuất, đưa nông sản đến tận tay người dùng cuối. Còn iCheck đã phát triển hệ thống truy xuất nguồn gốc toàn diện, cùng dịch vụ xác thực nguồn gốc, chứng từ về sản phẩm theo đúng quy định của pháp luật, từ đó giúp người tiêu dùng tiếp cận đầy đủ và chính xác thông tin nông sản.

Đẩy mạnh thương mại điện tử hỗ trợ tiêu thụ nông sản, đặc sản vùng miền - Ảnh 2.

Đại diện sàn TMĐT Voso - ông Trần Trung Kiên - Giám đốc Công ty TNHH MTV TMĐT Bưu Chính Viettel (ngoài cùng bên trái) và ông Vũ Thế Tuấn - Tổng Giám đốc Công ty CP iCheck (thứ 3 từ trái sang) tại buổi ký thỏa thuận hợp tác.

Để hỗ trợ doanh nghiệp, hai bên thỏa thuận cung cấp các gói hỗ trợ như miễn phí vận hành gian hàng trên Voso.vn trong 6 tháng và chiết khấu lên đến 25% cho dịch vụ truy xuất nguồn gốc của iCheck cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn khác. Tìm hiểu thêm về các gói hỗ trợ tại đây.

Mới đây, Vỏ sò đã ký kết hợp tác chiến lược với Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương để triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Mục tiêu thời gian tới, Vỏ Sò sẽ đưa 100% các sản phẩm OCOP lên sàn TMĐT.

Song song với đó, iCheck đã cho ra mắt hệ thống Truy xuất nông sản chuẩn quốc gia đạt tiêu chuẩn .... Hệ thống này đã được triển khai thành công tại một số tỉnh thành như Hậu Giang, Bắc Giang giúp bà con nâng cao giá trị nông sản địa phương một cách rõ rệt.

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

Từ Khóa:
Trở lên trên