ĐBQH đề nghị có luật yêu cầu nam giới mặc áo dài truyền thống
Đề cập tới lễ phục, quốc phục, đại biểu Quốc hội Trần Thị Quốc Khánh cho biết, đi tiếp xúc cử tri, bà nhận được nhiều câu hỏi từ người dân xung quanh việc mặc lễ phục: tại sao nữ giới được mặc áo dài trong khi nam giới phải mặc comple.
- 29-03-2021Luật Đất đai khiến nhiều đại biểu băn khoăn trong kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa XIV
- 29-03-2021Quốc hội mặc niệm đại biểu Nguyễn Thanh Quang, Trưởng ban Tổ chức Thành uỷ Đà Nẵng
- 29-03-2021Tuần này Quốc hội kiện toàn nhân sự cấp cao của Nhà nước
- 28-03-2021Quốc hội xem xét, quyết định nhân sự Nhà nước
- 27-03-2021ĐB Lưu Bình Nhưỡng: Cho doanh nghiệp tư nhân giải trình trước Quốc hội là bình đẳng, để họ được tham gia vào bàn tròn chính trị đất nước
Trước thực trạng này, vị nữ đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đề nghị Bộ Văn hóa báo cáo Quốc hội, sớm nghiên cứu, xây dựng dần Luật Nghi lễ, nghi thức, quốc phục, quốc hoa để "để nam giới và nữ giới đều mặc áo ngũ thân truyền thống, kế thừa truyền thống của ông cha chúng ta rất đẹp và rất kín đáo".
Trước đó, bà Khánh cũng đưa ra một kiến nghị khác về giáo dục. Mang tới Nghị trường quyển sách có tên gọi siêu trí nhớ học đường, bà Khánh mong nó có thể giúp các thầy cô giáo giảng dạy nhẹ nhàng hơn, học sinh học tốt hơn.
Phát biểu ngay sau đại biểu Trần Thị Quốc Khánh trong phiên thảo luận tại Hội trường về Báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016-2021 của Chủ tịch nước, Chính phủ, đại biểu Lê Thanh Vân đoàn Cà Mau cũng đề cập tới khía cạnh văn hóa nhưng theo một hướng nghiêm trọng hơn rất nhiều.
Bên cạnh việc "cơ bản tán thành" với báo cáo, vị Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội cũng nêu ra những vấn đề còn tồn tại và đề nghị Chính phủ quan tâm. Một trong số đó là củng cố các quan hệ đạo đức, văn hóa xã hội vốn dĩ xuống cấp rất nghiêm trọng.
"Đã nhiều lần tôi đề nghị Chính phủ cần phải rà soát lại các quan hệ đạo đức, văn hóa đã xuống cấp để nâng lên thành các quan hệ pháp luật. Bởi lẽ khi mà đạo đức, văn hóa xuống cấp thì chúng ta không thể dùng đức trị được nữa mà phải dùng pháp trị, tức là dùng biện pháp mạnh mẽ hơn, cứng nhắc hơn để lập lại trật tự đạo đức, văn hóa, xã hội từ trong gia đình, ngoài xã hội cho đến nhà trường. Đó là những vấn đề mà tôi cho rằng Chính phủ cần tập trung giải quyết", ông Vân nói.
Cùng chia sẻ những băn khoăn như đại biểu Lê Thanh Vân về vấn đề văn hóa, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu đoàn An Giang lại có một cái nhìn khác về tình trạng suy đồi đạo đức, tội phạm gia tăng hiện nay.
"Lý do chủ yếu là chúng ta đã quá tập trung vào phát triển kinh tế mà chưa chú trọng đúng mức đến giáo dục đạo đức, đặc biệt là cho thế hệ trẻ. Giáo dục là một lĩnh vực mà chúng ta luôn nói là nhiệm vụ hàng đầu, nhưng kết quả của ngành giáo dục lại là điểm kém sáng nhất trong bức tranh của nhiệm kỳ Chính phủ 2016-2021", ông Hiếu cho biết.
Nhìn vào thực tế này, vị đại biểu Quốc hội đoàn An Giang mong Chính phủ nhiệm kỳ mới sẽ tập trung hơn nữa vào lĩnh vực giáo dục, y tế, 2 trụ cột của an sinh xã hội để đất nước có thể phát triển bền vững, người dân sẽ có cuộc sống ấm no, hạnh phúc và mạnh khỏe.