ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu: Lỗi cá nhân chắc chắn bị khiển trách nhưng lỗi quy trình, hệ thống sao lại khó thay đổi vô cùng
Đó là quan điểm của ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu (đoàn Bình Định) sau khi bày tỏ mong muốn sau đại dịch "không thể nào quên này" những chế độ, chính sách, những bất cập, vướng mắc của ngành y sẽ được giải quyết và có hướng thoát ra.
- 09-11-2021ĐB Trần Hoàng Ngân: Tạo điều kiện cho vắc-xin Nano Covax và Covivac hoàn thành thử nghiệm
- 09-11-2021Giáo sư Nguyễn Thiện Nhân: Đoàn tàu kinh tế TP HCM còn nguyên đầu và các toa, cần kinh phí để mua nhiên liệu là có thể chạy trở lại
- 09-11-2021ĐBQH đặt câu hỏi: Lô hàng cứu trợ Covid-19 về TP. HCM gần một tháng chưa lấy ra được, lỗi do ai?
- 08-11-2021ĐBQH: Ở đô thị tiến tới thanh toán không tiền mặt, nhiều đồng bào khó khăn miền núi đã lâu "không thấy mặt đồng tiền"
- 08-11-2021ĐBQH đề nghị 1 ngày Quốc tang cho các nạn nhân tử vong vì Covid-19
Phát biểu trước Quốc hội trong phiên thảo luận toàn thể về Kinh tế - Chính trị, ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu (Giám đốc BV Đại học Y Hà Nội) gửi lời cảm ơn chân thành tình cảm của đại biểu Quốc hội đã dành cho ngành Y nói riêng và tuyến đầu chống dịch. Quan điểm của các ĐBQH cũng là những góc nhìn đa ngành, đa nghề và cả quan điểm cá nhân, có thể đóng góp cho những nỗ lực chống dịch tiếp theo.
Đại biểu Hiếu cũng nêu ra 5 đề xuất từ kinh nghiệm chống dịch của bản thân cũng như học tập kinh nghiệm chống dịch của các nước.
Thứ nhất là tập trung rà soát lỗ hổng trong việc bảo vệ những đối tượng nguy cơ cao nếu bị COVID tấn công, như là người già, người có bệnh nền không ổn định, phụ nữ có thai, v.v. bảo vệ các cơ sở y tế, các viện dưỡng lão để không trở thành các ổ dịch, tiêm phủ mũi 1 cho đại bộ phận dân số. Chúng ta biết tiêm mũi 1 xong đã có khả năng giảm tỷ lệ tử vong rất cao, sau đó chúng ta sẽ tính đến mũi 2, mũi 3 ở các tỉnh.
Thứ hai là triển khai ứng dụng tin học trong việc phát hiện, theo dõi và điều trị COVID trên phạm vi toàn quốc, không để riêng một bộ chủ trì trong triển khai lĩnh vực vô cùng quan trọng này. Hội đồng nghiệm thu phần mềm các app ứng dụng cần phải có các chuyên gia có kinh nghiệm, tâm huyết của y tế, công an, quân đội, những người đã và đang trực tiếp tham gia chống dịch.
Thứ ba là phải mở cửa từ từ nhưng nhất quán dựa theo khuyến cáo y khoa đã được kiểm chứng, không mở cửa dựa vào cảm tính, không duy trì chế độ zero COVID. Ví dụ như chúng ta không cách ly đại trà diện rộng F1, F2, F3.
"Xin thưa với Quốc hội là khi F1 đã âm tính rồi thì chúng ta không còn F2, F3 nữa, do đó chúng tôi đề xuất là không nên sử dụng danh từ F2, F3 để đi cách ly. Vậy nên chúng ta cần trở lại cuộc sống bình thường một cách tuân thủ theo quy tắc sống an toàn với dịch, chúng ta không sợ COVID nhưng không thể chủ quan để dịch bùng phát diện rộng", ông Hiếu nói.
Thứ tư là chú trọng đầu tư chuyên môn, cơ sở vật chất cho y tế tuyến huyện, quận, xã, phường như các đại biểu trước tôi đã nói. Tuy nhiên, trong nghị quyết của Quốc hội vừa đưa cho các đại biểu sửa chưa chắc đến cụ thể về lĩnh vực này. Do đó, Đại biểu Hiếu đề nghị phải đưa các mục tiêu cụ thể vào trong chương trình phát triển kinh tế - xã hội năm 2022.
"Cuối cùng, khi cầm được tấm bằng khen, trong tôi luôn luôn có hai luồng tình cảm trái ngược, vui có nhưng buồn phần nhiều hơn, buồn vì biết bao nhiêu người xứng đáng hơn tôi chưa được ghi nhận, buồn vì biết rằng sau đó mọi chuyện có thể lại trở lại như cũ. Những thiệt thòi của một ngành mà ai cũng ghi nhận lúc này nhưng hết dịch lại chẳng hề thay đổi. Rất mong sau đại dịch không thể nào quên này những chế độ, chính sách, những bất cập, vướng mắc của ngành y sẽ được giải quyết và có hướng thoát ra", ông Hiếu nói.
Theo Đại biểu Hiếu, khi một vị lãnh đạo ngành y tế bị khiển trách, cảnh cáo, thậm chí vướng vào vòng lao lý, điều khiến chúng ta hết sức đau lòng. Nhưng lỗi cá nhân chắc chắn phải trả giá, còn lỗi quy trình, lỗi hệ thống cho dù đã được chỉ ra nhưng thay đổi sau lại khó vô cùng. Một giám đốc bệnh viện rất cần chuyên môn, tuy nhiên không không chắc ông ấy đã nắm vững về quản lý với các quy định lắt léo như hiện nay. Vậy nên rất cần các cơ chế rõ ràng để việc mua sắm trang thiết bị, thuốc men mà tốt nhất là tách rời ra khỏi lĩnh vực chuyên môn.
"Vừa qua, lãnh đạo tỉnh Bình Dương đã có quyết định rất đặc biệt khi bổ nhiệm tôi làm Giám đốc Bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19 và đồng thời lại bổ nhiệm một vị giám đốc khác để điều hành, gọi là CEO, chuyên lo về trang thiết bị vật tư. Với mô hình mới đấy, bệnh viện đã hoạt động trơn tru, hiệu quả cho dù thành lập trong hoàn cảnh vô cùng cấp bách", Đại biểu Hiếu nêu ví dụ.