Đề nghị rà soát tình trạng quốc tịch của cổ đông góp vốn IPP Air Cargo
Về tư cách pháp lý của IPP Air Cargo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị rà soát, kiểm tra tình trạng quốc tịch của các cổ đông đơn vị này.
Về tư cách pháp lý của IPP Air Cargo, Bộ KH&ĐT đề nghị rà soát, kiểm tra tình trạng quốc tịch của các cổ đông đơn vị này.
Về tư cách pháp lý của IPP Air Cargo, Bộ KH&ĐT đề nghị rà soát, kiểm tra tình trạng quốc tịch của các cổ đông đơn vị này.
Bộ KH&ĐT đề nghị rà soát, kiểm tra tình trạng quốc tịch của các cổ đông. Ảnh: IPP Cargo.
Tại công văn số 5989/BKHĐT – KCHTĐT gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ KH&ĐT cho biết, theo báo cáo của Bộ GTVT, cơ cấu cổ đông CTCP IPP Air Cargo gồm: Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương (đại diện là ông Nguyễn Hạnh), Công ty TNHH Thương mại Duy Anh (đại diện ông Nguyễn Phi Long).
Đây đều là các doanh nghiệp có 100% vốn từ nhà đầu tư quốc tịch Việt Nam. Do đó, dự án đầu tư kinh doanh vận tải hàng hóa bằng đường hàng không của IPP Air Cargo là dự án đầu tư trong nước, không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư năm 2020.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 37 Luật Đầu tư, dự án đầu tư kinh doanh vận tải hàng hóa bằng đường hàng không của IPP Air Cargo thuộc trường hợp không phải cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Tuy nhiên, về tư cách pháp lý của nhà đầu tư, Bộ KH&ĐT đề nghị rà soát, kiểm tra tình trạng quốc tịch của các cổ đông.
"Trường hợp có cá nhân mang 2 quốc tịch, thì việc lựa chọn áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường và thủ tục đầu tư như quy định đối với nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 Nghị định 31/2021 về hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư", Bộ KH&ĐT cho biết.
Điều này đồng nghĩa, nhà đầu tư có quyền chọn áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường, thủ tục như với nhà đầu tư trong nước hoặc nước ngoài. Trường hợp họ chọn là nhà đầu tư trong nước, người mang hai quốc tịch không được thực hiện các quyền, nghĩa vụ với nhà đầu tư nước ngoài.
Hiện tại, Việt Nam có 6 hãng hàng không nhưng chưa có hãng bay chuyên về vận tải hàng hóa. Bộ KH&ĐT cho rằng đề xuất lập doanh nghiệp hàng không chuyên vận chuyển hàng hoá là phù hợp với quy hoạch ngành giao thông vận tải, hàng không...
Bộ KH&ĐT cũng đề nghị Bộ GTVT báo cáo cập nhật tình hình phát triển ngành hàng không, trong đó làm rõ thực trạng thị trường vận chuyển hàng hoá đường hàng không, năng lực vận chuyển các hãng hiện có ...
Ngoài Bộ KH&ĐT, hiện Bộ Công an, Bộ Công Thương đã có góp ý về lập hãng hàng không chuyên vận chuyển hàng hoá IPP Air Cargo.
Hồi cuối tháng 8 vừa qua, ông Johnathan Hạnh Nguyễn cho biết dù chưa được cấp phép nhưng IPP Air Cargo đã nhận được nhiều đơn hàng vận chuyển từ đối tác. Ông kỳ vọng sẽ được cấp có thẩm quyền chấp thuận, cơ quan quản lý cấp phép để hãng bay chở hàng đầu tiên của Việt Nam có thể cất cánh vào cuối năm nay.
Nhà đầu tư