Đề xuất tăng lương nhưng công ty mãi chưa duyệt, anh nhân viên khéo léo nói 1 câu khiến sếp lập tức cho thăng chức
Lương cao bao giờ cũng tốt. Đây là điều luôn đúng. Tất nhiên, bạn cũng sẽ làm việc của mình dù được trả công xứng đáng hay không. Nhưng một khi bạn thực sự muốn tăng lương, phải biết cách đòi hỏi.
- 21-09-2019Mua nhà từ trong tay triệu phú, người đàn ông chỉ ra giá đúng 100 triệu và nói thêm 1 câu duy nhất đã thuyết phục ông ta gật đầu chấp thuận
- 10-09-20197 cơ hội "đổi vận" để sớm ngày công thành danh toại: 18, 23, 30, 37, 45, 52 và 65 tuổi! Không biết nắm bắt chỉ có thể lỡ dở cả đời
- 09-09-2019Một lần từ thiện hơn 8 tỷ đô nhưng giá tiền chiếc đồng hồ trên tay của vị tỷ phú này mới là thứ khiến cả Bill Gates và Warren Buffett phải ngưỡng mộ
Đề xuất tăng lương với sếp là một trong những vấn đề khó khăn mà nhân viên nào cũng từng gặp phải. Nếu trực tiếp thẳng thắn nói ra, chúng ta sợ sẽ để lại ấn tượng đòi hỏi và tham lam trong lòng cấp trên. Trong tình huống đề xuất không được chấp thuận sẽ có cảm giác mất mặt và khó xử cho cả hai phía.
Nhưng nếu chúng ta không cố gắng vì quyền lợi của chính mình thì sẽ mãi mãi chỉ dậm chân tại chỗ mà không có ngày phát triển hơn. Khi thu nhập không tương xứng với những giá trị mà mình tạo ra, lòng trung thành và mức độ cống hiến dành cho công ty cũng sẽ từ từ giảm xuống.
Cho nên, làm thế nào để khéo léo đề xuất vấn đề tăng lương với lãnh đạo mà khiến đối phương dễ dàng chấp thuận, giúp cả hai bên cùng đạt được mong muốn và lợi ích của mình là một vấn đề quan trọng mà mọi nhân viên đều phải học tập.
Thay vì bóng gió về sự bất công hoặc những đãi ngộ không ưu ái của công ty, gây phản cảm cho cấp trên, chúng ta chỉ nên biểu đạt tình trạng không tương xứng giữa mức tiền lương hiện tại và những thành tựu mà mình đã tạo ra. Nói thì dễ nhưng làm mới khó, người đàn ông trong câu chuyện sau đây chính là một ví dụ điển hình.
Thay vì bóng gió về sự bất công hoặc những đãi ngộ không ưu ái của công ty, gây phản cảm cho cấp trên, chúng ta chỉ nên biểu đạt tình trạng không tương xứng giữa mức tiền lương hiện tại và những thành tựu mà mình đã tạo ra.
Từ khi vào công ty đến nay đã được 5 năm, anh Nam tự nhận thấy hiệu suất công việc của mình trong giai đoạn gần đây ngày càng tốt hơn. Những giá trị, những hợp đồng và lợi ích kinh tế mà anh mang lại khiến cho lãnh đạo vô cùng hài lòng. Mỗi lần báo cáo công việc định kỳ hàng tháng, anh đều nhận được rất nhiều lời khen ngợi, biểu dương tinh thần làm việc trước toàn ban lãnh đạo.
Thế nhưng, anh Nam vẫn có một thắc mắc trong lòng rằng, biểu dương không thì có lợi ích gì? Tại sao sếp vẫn không đề cập tới một số lợi ích thực tế hơn, ví dụ như tăng lương, hoặc là tăng thưởng...
Trong một vài lần trò chuyện sau đó với cấp trên, anh Nam cũng vô tình hoặc cố ý bóng gió một chút về vấn đề đãi ngộ của mình, cũng như mức thu nhập ở những vị trí tương đương tại một số công ty khác. Mỗi lần như vậy, lãnh đạo của anh chỉ nghe rồi để đấy, không thể hiện bất cứ động thái nào. Anh Nam dần cảm thấy khó chịu và bực bội trong lòng.
Trong một lần báo cáo công việc định kỳ của tháng tiếp theo, anh Nam thẳng thắn đưa ra kiến nghị: "Thưa ngài, với những nỗ lực trong suốt năm vừa qua, tôi tự nhận thấy thành tích làm việc của mình có lẽ sẽ xứng đáng với một mức lương cao hơn bây giờ. Ngài nghĩ sao về điều đó?".
Vị lãnh đạo chăm chú nhìn anh một lúc rồi hỏi ngược lại: "Nếu quan tâm tới tiền lương như thế, khi có một công ty khác đưa ra đãi ngộ cao hơn hiện tại để mời anh về làm việc, chắc anh cũng không do dự gì mà đi luôn đúng không?".
Anh Nam vừa nghe vậy thì tốt mồ hôi lạnh, cảm thấy mình đã phạm phải một sai lầm không đáng có trước mặt sếp. Một thời gian sau đó, anh vẫn nỗ lực làm việc mà không hề nhắc đến đề nghị này một lần nào nữa.
Vài tháng sau, trong buổi họp báo cáo, lãnh đạo lại gọi anh Nam vào văn phòng để nói chuyện. Tại đây, ông lập lại câu hỏi lần trước: "Nếu đã cảm thấy mức lương ở đây không phù hợp với năng lực của mình, anh có nghĩ đến việc nhảy sang một nơi khác hay không?".
Lúc này, trải qua một thời gian bình tĩnh và suy nghĩ thấu đáo mọi việc, anh Nam trả lời: "Thưa sếp, nói thật thì nếu có đề nghị như vậy, có lẽ tôi sẽ suy nghĩ và cân nhắc một chút. Nhưng tôi sẽ không dễ dàng đưa ra quyết định rời đi".
Khi lãnh đạo đã nhìn nhận được giá trị của chúng ta, cũng nắm được những lợi ích thực sự mà ta có thể đem tới cho công ty, họ đương nhiên sẽ biết đạo lý dùng người và giữ chân những nhân viên xuất sắc như thế nào cho thật tốt.
Lãnh đạo hỏi: "Vì sao?"
Anh trả lời: "Sở dĩ một công ty khác muốn mời tôi về làm việc có thể là vì hai lý do, thứ nhất là họ cảm thấy năng lực của tôi có thể tạo ra cho họ những giá trị lớn hơn nữa, thứ hai là giá trị đó còn lớn hơn giá trị mà họ bỏ ra để giữ chân tôi lại. Cho nên, tôi nhất định sẽ cân nhắc và suy xét để xem giá trị thực sự của bản thân được người ta nhìn nhận như thế nào.
Thế nhưng, tôi cũng hiểu rằng, chính văn hóa và quan điểm phát triển của công ty chúng ta mới là môi trường tốt nhất để tôi tạo ra những giá trị lớn như vậy. Hơn nữa, tôi tin rằng công ty cũng như các lãnh đạo nhất định có thể nhìn nhận và đánh giá được đúng giá trị của bản thân tôi."
Nói đến đây, anh tin chắc rằng sếp đã hiểu được suy nghĩ của mình. Dù làm bất cứ công việc gì, mục đích cuối cùng của mọi người đều vì tiền. Khi lãnh đạo đã nhìn nhận được giá trị của chúng ta, cũng nắm được những lợi ích thực sự mà ta có thể đem tới cho công ty, họ đương nhiên sẽ biết đạo lý dùng người và giữ chân những nhân viên xuất sắc như thế nào cho thật tốt.
Quả nhiên, không lâu sau đó, anh Nam không chỉ được tăng lương mà còn được lãnh đạo đề xuất thăng chức, tạo điều kiện để anh phát triển hơn nữa, đem lại lợi ích cao hơn cho chính mình, cũng như toàn bộ công ty.