Đến Apple cũng phải livestream bán iPhone, iPad, đủ biết kinh tế khó khăn thế nào
Lần đầu tiên trong lịch sử, Apple tổ chức một buổi livestream để chào hàng các sản phẩm của mình tại Trung Quốc.
- 02-06-2023Cửa hàng trực tuyến Apple Việt Nam sau 2 tuần mở cửa: Cứ 10 người lại có 6 người than phiền giá cao, chỉ 2 người chọn mua
- 29-05-2023Số cơ sở sản xuất cho Apple tại Việt Nam nhiều thứ 7 thế giới
- 28-05-2023Tín đồ nhà táo thất vọng vì giá bán trên cửa hàng Apple Việt Nam quá cao
Lần đầu tiên trong lịch sử của mình, gã khổng lồ công nghệ Apple tổ chức một buổi livestream bán hàng trên nền tảng Tmall của Alibaba tại Trung Quốc. Đây là phương thức bán hàng phổ biến tại thị trường tỷ dân với lượng người dùng trực tuyến lên đến hơn 500 triệu người.
Cửa hàng chính thức của Apple trên Tmall trước đó đăng một đoạn giới thiệu về sự kiện mua sắm phát trực tiếp đầu tiên của họ, bắt đầu vào lúc 7h tối ngày 1/6, cho biết hãng sẽ bán 24 sản phẩm mới nhất của hãng gồm iPhone 14 series, Apple Watch hay Airpods. Buổi livestream đã thu hút 1,3 triệu lượt xem và nhận về 300.000 lượt thích.
Tuy nhiên, có một điểm lạ là 4 người tham gia livestream không đề cập đến giá bán hoặc giảm giá cho các sản phẩm mà chủ yếu giới thiệu tính năng sản phẩm cũng như hướng dẫn sử dụng.
Thực tế, đây được xem là một hoạt động “hâm nóng” của hãng sản xuất iPhone trước khi chính thức mở bán các sản phẩm giảm giá vào 8h tối cùng ngày. Công ty đã chuẩn bị 550.000 chiếc iPhone 14 Pro và Pro Max, 190.000 chiếc iPhone 14, 14 Plus, hơn 50.000 chiếc iPhone 13, 13 mini cho sự kiện này.
Tại sự kiện, Apple giảm giá đến 211 USD cho iPhone 14 Pro, 141 USD cho iPhone 14 và 56 USD cho Apple Watch Series 8.
Apple đang tìm cách thúc đẩy doanh số bán hàng tại thị trường Trung Quốc, nơi thị phần của hãng đang tuột dốc. Đối với thị trường Trung Quốc, bao gồm Trung Quốc đại lục, Hong Kong, Đài Loan, công ty ghi nhận doanh thu 17,8 tỷ USD trong quý I, giảm gần 3% so với 1 năm trước.
Trong chuyến thăm Trung Quốc vào cuối tháng 3, CEO Tim Cook của Apple đã gặp các lãnh đạo Trung Quốc, tái khẳng định cam kết của công ty với thị trường trong bối cảnh bất ổn địa, chính trị.
Xu hướng mua sắm trực tuyến bắt đầu nở rộ ở Trung Quốc từ năm 2016 và tính đến cuối năm 2022 đã thu hút 515 triệu người dùng, tăng 11% so với năm 2021. Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, doanh số bán hàng (gồm cả ngoại tuyến và trực tuyến) đã giảm 0,2% trong năm 2022, thương mại điện tử đã tăng 4% trong khi mua sắm qua hình thức livestream tăng “vài lần”.
Nhịp sống thị trường