ĐHCĐ Coteccons (CTD): Chưa phải thời điểm thích hợp để "bật mí" kế hoạch đầu tư bất động sản
Tổng kết giai đoạn 2011 – 2015, Công ty CP Xây dựng Cotec - Coteccons (Mã Hose: CTD) đạt tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân 35%/năm và lợi nhuận 38%/năm. Doanh thu của CTD luôn nằm top đầu trong số các công ty hoạt động cùng lĩnh vực.
- 11-04-2016Coteccons (CTD) huy động vốn tiếp tục bứt phá và phát triển bền vững
- 13-11-2015Coteccons (CTD): Quý 3 lãi gần 200 tỷ đồng - Cao nhất kể từ khi niêm yết
- 31-03-2015PCT, CTD, PVR, PPR, C21, NVT: Thông tin giao dịch lượng lớn cổ phiếu
- 30-03-2015FIT, CTD, KBC, API, KSH, SDT, CII, CTD, KBC, NDN, L43: Thông tin giao dịch lượng lớn cổ phiếu
Sáng nay 12/4/2015 tại TP.HCM, Coteccons (mã chứng khoán: CTD) - một trong những nhà thầu xây dựng lớn nhất Việt Nam đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2016.
8h15 khai mạc đại hội:
Ông Nguyễn Bá Dương, Chủ tịch HĐQT CTD, phát biểu khai mạc đại hội. Ông Dương cho biết năm 2016 CTD dành nhiều thời gian tìm kiếm vùng lợi nhuận mới. "Sau đại hội này tôi sẽ bay ra Hà Nội đàm phán với công ty Tân Hoàng Minh và Techcombank để chuẩn bị cho kế hoạch đầu tư một dự án lớn tại Hà Nội. Sau đó, tôi lại tiếp tục bay vào Nha Trang để bàn thảo về kế hoạch thi công công trình toà nhà quy mô lớn nhất tại thành phố này. Điều này cho thấy bức tranh kinh doanh của CTD trong thời gian tới rất sáng sủa", ông Dương nói.
Ngoài ra, CTD sẽ "quan hệ" tốt với các "ông lớn" như Vingroup, T&T, Đại Quang Minh... để tiếp tục nhận thầu những dự án quy mô xây dựng hàng nghìn tỷ đồng.
8h30 trình bày kết quả hoạt động kinh doanh năm 2015 và đinh hướng 2016:
Ngoài hiệu quả kinh doanh, một điểm nữa cho thấy CTD có bước tiến thần tốc trong năm 2015 đó là khả năng quản lý dòng tiền. Từ năm 2012, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của CTD luôn duy trì một con số dương nhưng đến năm 2015 thì thực sự bứt phá khi đạt 1,229 tỷ đồng, tăng mạnh so với năm trước. Lưu chuyển tiền thuần trong năm 2015 nhờ đó đạt hơn 992 tỷ đồng (năm 2013 và 2014 lưu chuyển tiền thuần âm chủ yếu do Công ty đẩy mạnh chi tiêu cho các hoạt động đầu tư).
Trong năm 2015, tận dụng sức mạnh của mô hình tổng thầu thiết kế - thi công (D&B) và huy động kịp thời nguồn lực thi công các dự án, CTD đã nắm bắt cơ hội và giành được nhiều dự án lớn tại hai thành phố lớn Hà Nội và TP.HCM, chủ yếu từ các dự án lớn như Masteri Thảo Điền, Gold View, Goldmark City, Vinhomes Central Park và Vinhomes Times City Park Hill, Đại Quang Minh …
Từ đó giúp doanh thu thuần trong năm đạt 13,670 tỷ đồng, tăng 68% so với thực hiện 2014 và vượt 49% kế hoạch đề ra. Biên lợi nhuận gộp cải thiện mạnh mẽ, tăng từ 7.3% lên 8.1%, đạt giá trị khoảng 1,112 tỷ đồng, tăng 100% so với cùng kỳ.
Những kết quả đạt được 2015 sẽ là bước đệm vô cùng quan trọng để CTD đề ra chỉ tiêu tăng trưởng doanh số và lợi nhuận tối thiểu 20% trong năm 2016, lần lượt đạt 16,500 tỷ và 800 tỷ đồng. Trong cơ cấu doanh thu, CTD dự kiến mảng D&B sẽ chiếm tỷ trọng tới 50% tổng doanh số.
CTD cũng cho biết giá trị các hợp đồng thi công xây dựng đã ký kết chuyển qua các năm tiếp theo khoảng 15,100 tỷ đồng (bao gồm Unicons ). Căn cứ tiến độ các hợp đồng, dự kiến khoảng 11,000 tỷ đồng sẽ được thực hiện và ghi nhận trong năm 2016 và 4,100 tỷ đồng trong năm 2017. Giá trị hợp đồng đã ký kết chuyển qua từ năm 2015 gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm trước, đây là cơ sở vững chắc để Ban điều hành hoạch định kế hoạch sản xuất kinh doanh 2016.
Về cơ cấu loại hình xây dựng trong tổng giá trị hợp đồng chuyển tiếp trên đây, loại hình xây dựng ở nhà dân dụng (căn hộ chung cư và nhà ở thấp tầng) vẫn chiếm tỷ trọng cao lên đến 71% tổng giá trị.
Chưa dừng lại đó, CTD đưa ra nhiều mục tiêu lớn để hướng tới mốc doanh thu 1 tỷ USD vào năm 2017. Mở rộng hoạt động kinh doanh thông qua M&A hoặc thành lập một số công ty mới trong chuỗi cung ứng liên quan đến ngành xây dựng, nhằm đạt mục tiêu đưa giá trị vốn hóa thị trường năm 2020 tăng gấp đôi so với thời điểm cuối năm 2015.
Và để thực hiện hóa chiến lược này, CTD dự kiến sẽ phát hành tối đa 14.43 triệu CP cho từ 3-6 đối tác chiến lược với giá chào bán tối thiểu bằng 80% bình quân giá tham chiếu cổ phiếu CTD trong 20 phiên giao dịch liên tiếp gần nhất. Số cổ phiếu phát hành sẽ bị hạn chế chuyển nhượng từ 1 đến 3 năm kể từ ngày chào bán.
Theo đó, tổng số vốn huy động dự kiến khoảng 1,500 - 1,800 tỷ đồng nhằm mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Cụ thể, 600-700 tỷ đồng đầu tư trực tiếp hoặc góp vốn hợp tác các dự án xây dựng, bất động sản; 300- 400 tỷ đồng để đầu tư máy móc thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh và quan trọng là CTD dự kiến sẽ chi 600- 700 tỷ đồng, để thành lập công ty mới, hoặc M&A.
CTD đánh giá M&A là quan trọng bởi việc nằm trong chiến lược tương lai với mục tiêu trở thành tập đoàn xây dựng lớn mạnh, năng lực toàn diện (theo hình thức tổng thầu D&B). Với vai trò là tổng thầu, CTD dự kiến sẽ thành lập các công ty con trong các lĩnh vực như trang trí nội thất, công trình cơ điện (M&E)… nhằm tối đa hóa lợi nhuận.
Ngoài ra, CTD còn cho biết, trong thời gian tới, Công ty tiếp tục mở rộng địa bàn hoạt động trong nước; đẩy mạnh phân khúc thực hiện dự án D&B các dự án giá trị trên 1,000 tỷ đồng; song song đó, tập trung đấu thầu các dự án có nguồn vốn đầu tư tốt. Tiếp tục phát huy lợi thế sẵn có ở phân khúc nhà công nghiệp quy mô lớn, đón đầu dự án đầu tư theo hiệp định TPP .
9h05 thảo luận và thông qua các tờ trình
Theo ông Dương, phía trước còn rất nhiều rủi ro vì thị trường BĐS lúc lên lúc xuống. Các chủ đầu tư hôm nay thấy cười cười nói nói nhưng có thể "biến mất" ngay ngày hôm sau. CTD đang có những "bí mật" đầu tư mạnh vào lĩnh vực BĐS nhưng hiện nay chưa phải là thời điểm thích hợp để công bố! "Trong tương lai, CTD tiến đến sở hữu nhiều toà nhà văn phòng, trung tâm thương mại tại trung tâm TP.HCM để gia tăng nguồn thu", ông Dương nhấn mạnh.
Giải thích về số tiền trích quỹ đầu tư hiện quá cao (gần 320 tỷ đồng) của các cổ đông, ông Dương cho biết trích lập quỹ này một phần dành cho đầu tư thiết bị, công nghệ mới cho các dự án không phải là xây lắp sẽ thực hiện trong tương lai.
Về vấn đề M&A, các cổ đông cho rằng chiến lược này sẽ giúp CTD thu về một lượng vốn nhàn rỗi và sử dụng vốn rẻ hiệu quả. Tuy nhiên, mục tiêu huy động vốn đề ra 1.500-1.800 tỷ đồng là không phù hợp, trong khi nguồn vốn nhàn rỗi của CTD hiện nay là 3.000 tỷ đồng. Hiện nay có nhiều đối tác chiến lược muốn "nhảy" vào CTD vậy công ty có thể phát hành cp đúng thị giá không?
Về vấn đề này, theo ông Dương CTD sẽ cẩn trọng trong việc chọn nhà đầu tư khi thực hiện M&A. Với 3.000 tỷ đồng hiện nay là do các nhà đầu tư trả trước cho công ty. Với mong muốn gia tăng cơ hội, nguồn vốn đầu tư vào các công ty khác nên CTD đề ra mục tiêu huy động vốn.
Một cổ đông quan ngại rằng chiến lược riêng đầu tư vào BĐS mà công ty "không thể nói ra", bởi lĩnh vực BĐS đang rất nhạy cảm và hết sức cẩn trọng. "Khi nhảy sang lĩnh vực này đòi hỏi CTD phải có một bộ não thực sự cao", cổ đông có tên Kim Thành nói.
Ông Dương trả lời rằng hễ nghe đến BĐS nhiều cổ động cảm thấy sợ. Tuy nhiên, CTD không đứng ra đầu tư các dự án BĐS thông thường, tức là xây dựng rồi bán. Thay vào đó, CTD đi theo một hướng khác là bỏ tiền ra đầu tư một phần nào đó, chủ đầu tư sẽ đứng ra bán và CTD chỉ việc thu hồi tiền vốn và lợi nhuận. Công ty sẽ nhảy vào lĩnh vực BĐS theo chiến lược đầu tư cơ hội.