ĐHCĐ JVC: Cổ đông muốn ban lãnh đạo nhiệm kỳ mới sẽ không trở thành "Lê Văn Hướng thứ 2"
Về vấn đề lỗ lũy kế hiện lên hơn 900 tỷ đồng, xấp xỉ vốn điều lệ công ty, ông Tùng cho biết nếu chỉ dựa vào KQKD thì sẽ mất rất nhiều thời gian mới xóa lỗ được. Do đó, HĐQT đang nghiên cứu một số giải pháp như sáp nhập, chia tách để giải quyết vấn đề lỗ lũy kế.
- 26-09-2016JVC bị phạt 100 triệu đồng do không công bố thông tin, có tình tiết tăng nặng
- 21-09-2016JVC: Kỳ vọng lãi 2 tỷ đồng trong năm 2016
- 31-08-2016“Mẫu số chung” từ những khoản lỗ nghìn tỷ của Gỗ Trường Thành, Ocean Group, JVC: Rủi ro lớn cho nhà đầu tư
- 26-08-2016JVC hủy danh sách cổ đông cũ, chốt lại danh sách mới để tham dự ĐHCĐ
Ngày 30/9/2016 đã diễn ra ĐHCĐ thường niên năm 2016 của CTCP Thiết bị Y tế Việt Nhật (JVC).
Tại đại hội, ông Ngô Thanh Sơn – Giám đốc JVC đã trình bày kết quả hoạt động kinh doanh năm 2015. Cụ thể, Trong năm vừa qua, việc nguyên chủ tịch Lê Văn Hướng bị bắt giữ và khởi tố về tội lừa dối khách hàng đã ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động của JVC.
Kết thúc năm 2015, tổng giá trị tài sản của JVC chỉ còn 842 tỷ đồng, giảm 67% so với thời điểm kết thúc năm 2014, doanh thu thuần giảm 49% xuống 507 tỷ đồng, lỗ ròng ghi nhận 1.336 tỷ đồng. Nguyên nhân chính do JVC đã trích lập dự phòng cho các khoản công nợ phải thu, trả trước cho người bán và các khoản phải thu khác dựa trên đánh giá về khả năng có thể thu hồi.
Trong quý 1 vừa qua (niên độ 1/4 – 30/6/2016), JVC tiếp tục lỗ hơn 5 tỷ đồng và lỗ lũy kế của công ty hiện lên tới 995 tỷ đồng, trong khi vốn điều lệ là 1.125 tỷ đồng.
Kế hoạch lãi 2 tỷ đồng trong năm 2016
JVC cho biết việc tái cấu trúc Công ty chỉ bắt đầu vào giữa năm 2016 khi mà các dự án của bệnh viện đã hầu hết hình thành và hoàn tất đấu thầu nên ảnh hưởng đến việc tiêu thụ hàng hóa. Mảng kinh doanh thiết bị y tế và vật tư tiêu hao cũng bị ảnh hưởng do sự cạnh tranh mạnh mẽ của các đại lý và việc JVC không được tham gia đấu thầu vào một số dự án.
Theo đó, HĐQT JVC dự kiến chỉ đặt chỉ tiêu doanh thu 432 tỷ đồng, giảm 19% so với kết quả năm 2015; lợi nhuận 2 tỷ đồng, trong khi năm trước lỗ 1.336 tỷ đồng.
Với kết quả kinh doanh thua lỗ trong năm 2015 và mức lãi thấp trong năm 2016, HĐQT JVC cũng đề xuất không phân phối lợi nhuận cả 2 năm 2015 và 2016.
Chủ tịch Vinamed được đề cử làm Chủ tịch JVC
Theo danh sách thành viên HĐQT, ban kiểm soát nhiệm kỳ mới, thay thế cho toàn bộ thành viên nhiệm kỳ cũ. Cụ thể, ông Phạm Quang Huy được đề cử chức vụ chủ tịch HĐQT JVC.
Đáng chú ý, ông Phạm Quang Huy hiện cũng đang đảm nhiệm chức vụ chủ tịch HĐQT Tổng công ty Thiết bị Y tế Việt Nam (Vinamed), Chủ tịch HĐQT CTCP Dịch vụ vận tải Dầu khí Cửu Long (Mã CK: PCT), thành viên HĐQT Tổng CTCP Dịch vụ và Tổng hợp dầu khí (Mã CK: PET) và Phó TGĐ CTCP Cơ khí Đông Anh Licogi (Mã CK: CKD).
“Vai trò của cổ đông lớn D.I trong những năm qua là rất mờ nhạt, có thể nói là bù nhìn. Việc thất thoát 1.300 tỷ đồng có trách nhiệm không nhỏ từ D.I. Tôi rất mong thời gian tới, ban lãnh đạo mới sẽ không còn tình trạng như vậy”, một cổ đông công ty phát biểu.
Tuy nhiên, ông Đỗ Thanh Tùng cho rằng D.I đã đóng góp quan trọng vào quá trình cấu trúc lại JVC trong thời gian qua.
Được biết, mới đây ông Đỗ Thanh Tùng đã từ nhiệm chức vụ TGĐ JVC, thay thế cho ông Tùng là ông Ngô Thanh Sơn.
Tại đại hội, dù chưa thông qua biểu quyết nhưng các cổ đông đã vô cùng bức xúc, mong muốn ban lãnh đạo nhiệm kỳ mới nếu trúng cử sẽ không trở thành một “Lê Văn Hướng” thứ 2.
Trả lời câu hỏi cổ đông về việc ông Ngô Văn Hùng và ông Nguyễn Thế Hướng trong danh sách đề cử HĐQT, BKS nhiệm kỳ mới có cùng địa chỉ, liệu có quan hệ gì với nhau hay không. Ông Đỗ Thanh Tùng, chủ tịch JVC cho biết 2 ông này không có mối liên quan gì với nhau và việc cùng địa chỉ có thể do “lỗi đánh máy”.
JVC đang nghiên cứu giải pháp chưa từng có tiền lệ trên TTCK Việt Nam để xóa lỗ
Trả lời câu hỏi cổ đông về tiến độ thu hồi nợ, ông Đỗ Thanh Tùng cho biết ban lãnh đạo mới vào công ty được vài tháng và đã thuê luật sư ra soát từng khoản mục, xem xét, đối chiếu đối tượng nào phải thu. Tuy nhiên, đây là vấn đề diễn ra trong khoảng thời gian dài với giá trị lớn nên việc xử lý sẽ mất thời gian, không phải một sớm một chiều. Việc xử lý đòi nợ là vấn đề trọng tâm của HĐQT trong nhiệm kỳ mới.
Hiện tại, các khoản trích lập dự phòng hơn 110 cho hoạt động liên kết có liên quan tới các thành viên ban lãnh đạo cũ. Thậm chí, các thành viên ban lãnh đạo cũ cũng nợ tiền JVC nên ông Tùng cho rằng các khoản này sẽ khá khó thu hồi. Tuy vậy, JVC vẫn đang nỗ lực để đòi lại tiền cho công ty.
Còn với các nhà cung cấp bên Nhật, họ chưa xác nhận nợ tiền JVC nên công ty cũng đang làm việc với luật sự yêu cầu các bên liên quan giải trình.
Về vấn đề lỗ lũy kế hiện lên hơn 900 tỷ đồng, xấp xỉ vốn điều lệ công ty, ông Tùng cho biết nếu chỉ dựa vào KQKD thì sẽ mất rất nhiều thời gian mới xóa lỗ được. Do đó, HĐQT đang nghiên cứu một số giải pháp như sáp nhập, chia tách để giải quyết vấn đề lỗ lũy kế. Tuy nhiên, đây là vấn đề rất phức tạp và chưa có tiền lệ trên TTCK Việt Nam nên đang tìm giải pháp với các cơ quan chức năng để xử lý vấn đề.
Trí Thức Trẻ