Đi làm, đừng để cái duyên “ngầm” giết chết sự nghiệp của bạn
Thẳng thắn khác hoàn toàn với "kém duyên". Đừng viện lý do "tính cách bộc trực, thẳng thắn" mà cho phép bản thân tổn thương người khác.
- 25-11-20205 danh ngôn để đời của Benjamin Franklin - người đàn ông trên tờ 100 USD: Nghèo không phải điều đáng xấu hổ, nhưng che giấu và chấp nhận nó thì có
- 25-11-2020Từ thợ bốc vác nghèo thành "vua đồng" Trung Quốc sau 3 lần "liều ăn nhiều": Rủi ro lớn nhất trong cuộc đời là không dám chấp nhận rủi ro
- 23-11-2020Nên ăn chuối vào thời điểm nào trong ngày để tốt nhất cho sức khỏe?
"Tính em thẳng thắn, có gì nói đó" – Câu nói vốn thể hiện sự thẳng thắn và rõ ràng của người nói. Nhưng ở chốn công sở, thì câu nói này chính là nguyên nhân gây nên xung đột và xích mích đấy.
Thẳng thắn hay thiếu tế nhị?
Thẳng thắn là một đức tính tốt mà không phải ai cũng có được. Song, cách thể hiện cũng rất đa dạng và bản thân những người tự nhận mình là thẳng thắn không phải lúc nào cũng để ý, quan tâm đến cảm xúc của người nghe. Trong những trường hợp cần sự ý thức chung như yêu cầu các đồng nghiệp giữ trật tự trong giờ làm việc, hạn chế làm việc riêng, nhắc nhở ai đó sắp xếp vật dụng riêng tư gọn gàng hơn ở những không gian chủng, nhắc nhở mọi người giữ gìn vệ sinh nơi làm việc… Sẽ chẳng ai than phiền (hoặc nếu có thì cũng không ý kiến ngược lại bạn) vì rõ ràng sự thẳng thắn của bạn là vì mục đích chung, vì tất cả mọi người.
Thế nhưng, sẽ như thế nào nếu có ai đó hỏi bạn rằng: "Chiếc váy này của em có đẹp không?" và nhận được câu trả lời rằng: "Chị thấy nó bình thường". Sẽ như thế nào nếu có ai đó rủ rê bạn một buổi trà sữa và bạn không thích nhưng lại đối đáp rằng: "Chị béo thế kia mà sao ngày nào cũng uống trà sữa thế". Đấy cũng là một dạng của sự thẳng thắn, nhưng lại là thẳng đến thiếu tế nhị.
Sự thiếu tế nhị trong giao tiếp cùng lắm thì ảnh hưởng đến tình đồng nghiệp, đến không khí làm việc chung. Song, sự thiếu tế nhị trong công việc thì lại là một câu chuyện khác. Sếp phê bình nhân viên quá nhiều và không hề có những lời động viên, khuyến khích. Đồng nghiệp mang tiếng là góp ý cho nhau nhưng trong buổi họp lại tìm mọi lời lẽ để chê bai kết quả của nhau, phủ nhận sự cố gắng của người khác… Với tính cách ấy, dù có gặp ai và có ở môi trường nào đi chăng nữa, bạn cũng khó được lòng mọi người và sự nghiệp tất nhiên cũng bị ảnh hưởng nhiều.
Khéo léo nhưng không nịnh bợ – Cách "sống khỏe" nơi công sở
Chắc chắn sẽ có người, mà đặc biệt là những ai có cá tính cực mạnh, sẽ phản bác rằng: Chẳng lẽ đi làm là phải "gió chiều nào xoay chiều nấy", không được bày tỏ quan điểm, không được thể hiện chính kiến? Thẳng thắn khác với thiếu tế nhị, khác với kém duyên. Đừng nên tự cho mình quyền tự do ngôn luận, quyền nói thẳng để làm tổn thương hoặc khiến người khác lúng túng và khó xử, chạnh lòng.
Mọi việc sẽ trở nên tốt đẹp hơn nếu chúng ta cùng nhau góp ý cho nhau trên cơ sở cùng xây dựng, vì lợi ích chung, vì những công việc chung. Trong công việc, góp ý, phê bình là điều cần thiết phải có, nhưng là để hướng đến điều tích cực về sau. Trong giao tiếp, nên "nhìn mặt" để gửi lời, tức là dựa vào mối quan hệ thân thiết mà lựa chọn cách nói cho phù hợp. Chúng tôi không khuyên bạn cứ lơ đi trước những điều không thích. Chúng tôi càng không khuyên bạn phải nói ngược lại với những gì bản thân suy nghĩ. Chúng tôi chỉ khuyên bạn nên suy xét cẩn thận các tình huống, đối tượng giao tiếp, mức độ quan trọng của bối cảnh đang xảy ra mà điều tiết lời nói và thái độ của mình cho phù hợp.
Trong công việc, thẳng thẳng sẽ giúp nhau cùng phát triển thay vì qua quýt và dễ dãi. Trong kỹ năng giao tiếp chốn công sở, đôi khi cũng nên nghĩ thoáng để mọi người gần gũi và thoải mái hơn. Dù sao thì "Lời nói chẳng mất tiền mua – Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau", lời nói khéo léo sẽ giúp bạn được nhiều người yêu quý hơn và nơi công sở vì thế mà cũng "dễ thở" hơn phần nào.
Nhịp sống kinh tế