Địa phương sở hữu 1 trong 2 cảng biển đặc biệt của Việt Nam sắp có thêm 4 bến cảng gần 16.000 tỷ đồng
Mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Quyết định số 804/QĐ-TTg công bố danh mục cảng biển Việt Nam gồm 34 cảng biển. Theo đó, Cảng biển Hải Phòng và Cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu là hai cảng biển loại đặc biệt của Việt Nam.
- 12-07-2022Ồ ạt rút BHXH một lần: Hà cớ gì phải “chặn đầu chặn đuôi"
- 12-07-2022Kiểm toán Nhà nước kiến nghị tăng thu, giảm chi ngân sách hơn 8.600 tỷ đồng
Hải Phòng sở hữu 1 trong 2 cảng biển đặc biệt của Việt Nam
Mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Quyết định số 804/QĐ-TTg công bố danh mục cảng biển Việt Nam gồm 34 cảng biển. Theo đó, Cảng biển Hải Phòng và Cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu là hai cảng biển loại đặc biệt của Việt Nam.
11 cảng biển loại I gồm: Cảng biển Quảng Ninh, Cảng biển Thanh hóa, Cảng biển Nghệ An, Cảng biển Hà Tĩnh, Cảng biển Đà Nẵng, Cảng biển Quảng Ngãi, Cảng biển Bình Định, Cảng biển Khánh Hòa, Cảng biển TP HCM, Cảng biển Đồng Nai, Cảng biển Cần Thơ.
7 cảng biển loại II gồm: Cảng biển Quảng Bình, Cảng biển Quảng Trị, Cảng biển Thừa Thiên Huế, Cảng biển Bình Thuận, Cảng biển Đồng Tháp, Cảng biển Hậu Giang và Cảng biển Trà Vinh.
14 cảng biển loại III gồm: Nam Định, Thái Bình, Quảng Nam, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Dương, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Sóc Trăng, An Giang, Vĩnh Long, Cà Mau và Kiên Giang.
Hải Phòng sắp có thêm 4 bến cảng gần 16.000 tỷ đồng
Theo Quyết định 1323/QĐ-TTg ngày 9/10/2019, bến cảng số 3, số 4 thuộc khu bến cảng Lạch Huyện được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư. Nhà đầu tư là Công ty Cổ phần Cảng Hải Phòng, tổng vốn đầu tư là 6.946 tỷ đồng.
Dự án sẽ xây dựng 2 bến container số 3, 4 với chiều dài 750m (375m/bến), tiếp nhận cỡ tàu container đến 100.000 DWT; xây dựng 1 bến sà lan tiếp nhận tàu, sà lan sức chứa 100-160 TEU đầu tư các hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật, thiết bị đồng bộ, đáp ứng sản lượng hàng hóa thông qua 1,0-1,1 triệu TEU/năm.
Dự án đầu tư xây dựng bến cảng số 5, số 6 khu bến cảng Lạch Huyện được chấp thuận chủ trương đầu tư tại Quyết định số 299/QĐ-TTg ngày 4/3/2021 và điều chỉnh chủ trương đầu tư tại Quyết định 186/QĐ-TTg ngày 11/2/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
Theo Quyết định 186/QĐ-TTg, 2 bến cảng này do Công ty Cổ phần Tập đoàn Hateco làm nhà đầu tư. Vốn đầu tư thực hiện dự án hơn 8.951 tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn 1 (từ năm 2020-2025) đầu tư hơn 8.339 tỷ đồng; giai đoạn 2 (từ năm 2030) hơn 611 tỷ đồng.
Về quy mô, 2 bến có chiều dài 900m (mỗi bến dài 450m) tiếp nhận cỡ tàu container đến 12.000 TEUs hoặc đến 18.000 TEUs phù hợp với điều kiện tiếp nhận của kết cấu hạ tầng liên quan và đáp ứng các yêu cầu về an toàn; 1 bến sà lan có chiều rộng 100m, tiếp nhận tàu, sức chở 160 TEUs.
Cùng với đó là các công trình bảo vệ cảng, hệ thống kho bãi, hạ tầng phục vụ cảng, khu nước đậu tàu và khu nước kết nối với luồng hàng hải công cộng Lạch Huyện; quy mô sử dụng đất khoảng 58,4042 ha.
Như vậy, trong năm 2022, cảng biển Hải Phòng sẽ có thêm 4 bến cảng nước sâu nghìn tỷ được khởi công. Theo Bộ Giao thông Vận tải, các bến cảng số 3, số 4 và số 5, số 6 được Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư, hiện các nhà đầu tư đang triển khai thủ tục theo quy định.
Các bến cảng dự kiến khởi công trong năm 2022 và lần lượt đưa 4 bến (từ bến số 3 - 6) vào khai thác trong giai đoạn 2023-2025.