Dịch vụ ăn uống ngừng bán mang về, hàng thiết yếu vắng khách
Các khu “thiên đường ẩm thực” tại TP HCM đóng cửa hoàn toàn khi tạm dừng bán mang về, trước đó đã không bán tại chỗ để chống dịch.
- 08-07-2021Trước giờ tạm dừng dịch vụ ăn uống mang về, giới trẻ TP.HCM đổ xô đặt... trà sữa để tích trữ uống dần
- 08-07-2021TP HCM tạm dừng các dịch vụ ăn uống mang về, xe công nghệ trong 15 ngày
- 19-06-2021Quán ăn uống Hà Nội mong sớm được bán hàng bình thường trở lại
Ngày đầu TP HCM thực hiện chỉ thị 16 của Chính phủ để chống dịch Covid-19 với nhiều biện pháp mạnh chưa từng có, trong đó có việc tạm dừng bán mang về của dịch vụ ăn uống.
Ghi nhận của phóng viên, gần trưa 9-7, hầu hết quán xá khu vực quận Bình Thạnh, quận 1 và quận Phú Nhuận đều chấp hành khi cơ quan chức năng đã nhắc nhở nhiều lần về mức phạt nếu vi phạm.
Nhiều tiệm vàng, cửa hàng bán vé số, tạp hóa cũng đóng cửa; các điểm kinh doanh đang mở cửa chủ yếu là hàng thiết yếu như: thực phẩm, thuốc, viễn thông,… nhưng khá vắng khách.
Dưới đây là một số hình ảnh ghi nhận của phóng viên:
Đường Vạn Kiếp (quận Bình Thạnh) được mệnh danh là thiên đường ẩm thực với các món ăn bình dân nay đóng cửa hoàn toàn để chống dịch
Quán cơm tấm Phúc Lộc Thọ đóng cửa sáng 9-7
Cũng quán này, hồi tháng 5 buôn bán sôi động khi tung ra chương trình "Mùa dịch rẻ vô địch", giảm giá đến 50%
Vòng xoay chân cầu Trần Khánh Dư (quận Phú Nhuận), nơi hội tụ các tên tuổi "đình đám" của nhiều chuỗi cà phê gồm: Cộng cà phê, The Coffee House, Highlands Coffee, Phúc Long,.. và nhiều quán cà phê khác đều đóng cửa.
Chuỗi cà phê Ông Bầu ra mắt đầu mùa dịch (tháng 2-2020) nay cũng đóng cửa toàn bộ hệ thống tại TP HCM theo quy định
Các tiệm vàng san sát nhau ở đường Nguyễn Hữu Cầu (bên hông chợ Tân Định) đóng cửa trưa 9-7
Bách Hóa Xanh đường Trần Nguyên Đán, quận Bình Thạnh dán bảng thông báo "hàng về mỗi ngày, giá ổn định" đang nhập hàng sáng nay 9-7, người mua khá vắng.
Cửa hàng thịt bò đầy ắp hàng nhưng không có khách mua, chỉ có một người đến giao nước đá.
Nhà thuốc mở cửa bình thường nhưng rất vắng khách
Người lao động