DiDi Chuxing tạo ra 'điều thần kỳ' trong giới startup giữa bão Covid-19: Tự tin chuẩn bị IPO sau khi bất ngờ có lãi vào quý 2, dự kiến giá trị đạt 60 tỷ USD
Không giống các startup gọi xe khác chật vật sinh tồn, Didi Chuxing chuẩn bị IPO sau khi chứng kiến quý 2 có lãi.
- 25-05-2020“Tượng đài” cho thuê xe Hertz phá sản: Covid-19 chỉ là cú hạ đo ván sau nhiều năm gồng mình ứng phó với các ứng dụng gọi xe
- 17-03-2020Gã khổng lồ trong mảng gọi xe công nghệ Gojek gọi vốn thành công 1,2 tỷ USD
- 11-05-2019Vốn là những ứng dụng gọi xe, Grab và Gojek đã đưa dịch vụ tài chính đến với đông đảo người dân Đông Nam Á như thế nào?
Didi Chuxing đang bắt đầu thảo luận với các ngân hàng đầu tư về việc IPO trên sàn giao dịch chứng khoán Hong Kong vào năm sau. Nếu suôn sẻ, công ty này có thể đạt giá trị 60 tỷ USD, theo thông tin của Reuters.
Được biết, startup này đã bắt đầu thảo luận về khả năng IPO sau khi tạo ra lợi nhuận vào quý 2 của năm nay. Didi cũng đang cân nhắc vòng gọi vốn mới ngay trước thềm IPO để làm tăng giá trị công ty.
"Didi chưa có bất kỳ kế hoạch IPO cuối cùng nào và hiện chúng tôi không đưa ra bất kỳ bình luận về những lời đồn đoán trên thị trường", đại diện Didi Chuxing đưa ra thông báo.
Didi là công ty được "chống lưng" bởi Softbank và Tencent Holdings. Họ từng thâu tóm Uber Trung Quốc và chứng kiến giá trị tăng lên tới 56 tỷ USD. Tuy nhiên, công ty này đang gặp khó khăn để duy trì tốc độ tăng trưởng sau khi phải đối mặt với sự soi xét kỹ lưỡng từ các nhà chức trách và sau đó là đại dịch Covid-19.
Chưa kể đến việc Didi Chuxing vẫn đang gặp khó khăn kể từ khi mua lại mảng kinh doanh của Uber tại Trung Quốc. Bắc Kinh và Thượng Hải - hai thành phố lớn nhất của Trung Quốc - đã yêu cầu tất cả lái xe phải có giấy phép cư ngụ tại địa phương. Giấy phép này được xem là khó đạt được nhất đối với những người không phải là công dân bản địa của thành phố. Những thành phố khác cũng áp dụng những yêu cầu nghiêm ngặt như vậy, kể cả khi đăng ký cấp phép lái xe.
Chính sách đó đã gây khó khăn cho Didi Chuxing trong việc giữ chân đội tài xế cũ của Uber. Mặt khác, do phải rời thị trường Trung Quốc và rút lui khỏi một số thị trường nước ngoài khác, Uber sẽ tập trung vào thị trường Hoa Kỳ, một thị trường mà Uber vẫn dẫn đầu, nên Didi không dễ cạnh tranh với Uber tại Hoa Kỳ.
Cổ phiếu của công ty hiện được giao dịch kín ở mức giá thấp hơn so với giá trị cao nhất khoảng 40%. Tuy nhiên, thương vụ IPO của Uber vào năm trước đã cho thấy thất bại, làm dấy lên câu hỏi về tiềm năng trong lĩnh vực này nói chung và tiềm năng với riêng Didi Chuxing nói riêng.
Tuy nhiên, thị trường IPO vẫn đang nóng dần lên trong năm nay, đặc biệt là ở Hong Kong. JD.com và NetEase Inc. đã huy động được hàng tỷ USD trên thị trường trong khi đó những công ty nhỏ hơn như Yeahka đã chứng kiến cổ phiếu tăng tăng nhu cầu tăng mạnh.
Didi cũng được Alibaba rót vốn đầu tư. Tờ Bloomberg cho biết, nhiều năm nay công ty này đã cân nhắc việc IPO nhưng đều chưa thành hiện thực.
Năm 2012, doanh nhân Cheng Wei thành lập công ty Beijing Orange Technology và ra mắt ứng dụng gọi taxi Didi Dache tại khu phức hợp Trung Quan Thôn thuộc quận Hải Điện, Bắc Kinh - nơi được mệnh danh là "thung lũng Silicon" của Trung Quốc.
Đầu năm 2015, Didi sáp nhập với đối thủ nội địa lớn nhất của mình là Kuaidi trong một thương vụ trị giá 6 tỷ USD nhằm cắt giảm chi phí cạnh tranh và trở thành ứng dụng gọi xe lớn nhất Trung Quốc, sau này đổi tên thành Didi Chuxing.
Nếu thế giới đã quá quen thuộc với Uber thì tại Trung Quốc, Didi mới là số một. Chỉ trong vòng 4 năm, Didi đã mở rộng phạm vi hoạt động ra 400 thành phố tại Trung Quốc, cho phép người dùng đặt và thanh toán điện tử đối với các loại xe taxi, xe tư, limousine, xe buýt công cộng. Có tới 80% tài xế taxi tại Trung Quốc sử dụng Didi để tìm hành khách.
Tổ Quốc