Điểm chung trong cách tiêu tiền của giới siêu giàu Hàn Quốc
Những người giàu bậc nhất Hàn Quốc có đặc trưng riêng trong cách tiêu tiền.
- 11-01-2023Chi tiêu tiền thưởng cuối năm thế nào hợp lý: Chưa tới Tết đã hết sạch tiền thì hỏng rồi, mong gì làm nên đại sự!
- 11-01-2023Thức thời mùa Tết: Nghề sửa quần áo, giày dép kín lịch cuối năm vì các đơn hàng khủng, kiếm gần chục triệu một ngày
- 11-01-20233 thói quen tư duy khác người thường của "ông hoàng phố Wall " Warren Buffett: Người giàu không hấp tấp, và phí thời gian để... xem phim
- 11-01-2023Thoải mái chi tiêu Tết nhờ nguồn thu nhập thụ động
- 11-01-2023Thú chơi cực "điên rồ" của giới siêu giàu: Vung tiền để được nghỉ dưỡng trong chiếc lều treo lơ lửng giữa vách núi
Giới siêu giàu luôn được biết đến là những người chi tiêu “mạnh tay", không ngại “vung tiền". Trong đó, giới siêu giàu Hàn Quốc cũng có những nét đặc trưng riêng trong cách chi tiêu, từ cách làm việc với ngân hàng, nơi sống cho đến cách đầu tư cho con cái đều rất xa hoa.
Những chi nhánh ngân hàng cấp cao riêng
Ở Hàn Quốc sẽ có những chi nhánh ngân hàng thương mại cao cấp dành riêng cho giới siêu giàu. Tại đây, không chỉ có các chuyên gia tài chính hàng đầu mà dịch vụ, nội thất toà nhà cũng toát ra vẻ sang trọng.
Thay vì phải lấy phiếu xếp hàng, khách hàng được phục vụ một tách cà phê vừa mới được pha chế. Nội thất trong tòa nhà vô cùng sang chảnh với các tác phẩm nghệ thuật trị giá hàng tỷ won, đèn chùm treo đắt tiền và những cuốn sách nhân văn không thể tìm được ở các hiệu sách phổ biến.
Không gian sang chảnh bên trong 1 ngân hàng cao cấp
Hwang Sun-a, người đứng đầu chi nhánh ngân hàng cao cấp tại Seoul cho biết: “Chúng tôi có khoảng 40 chuyên gia hàng đầu ở đây. Các bậc cha mẹ giới siêu giàu, những người gặp vấn đề trong công việc kinh doanh và phân chia tài sản của họ cho con cháu thường đến trung tâm này. Khách hàng chính của chúng tôi là giám đốc điều hành hàng đầu của các công ty lớn và các thành viên gia đình của họ”.
Được biết, nhiều doanh nghiệp do gia đình sở hữu đang trong giai đoạn chuyển giao quyền lực cho thế hệ tiếp theo, đòi hỏi các gia đình giới siêu giàu phải nghĩ đến việc tư vấn quản lý tài sản toàn diện.
Sống trong khu vực đắt đỏ
Theo Forbes, Seoul đứng thứ 10 trong top các thành phố có nhiều tỷ phú nhất. Cụ thể hơn, hầu hết quận Yongsan, trung tâm Seoul là nơi phần lớn những người thuộc giới siêu giàu tại Hàn Quốc sinh sống.
Cụ thể, giữa năm 2021, để có thể trả khoản thuế thừa kế hơn 12 nghìn tỷ won của cố chủ tịch Tập đoàn Samsung Lee Kun Hee, dinh thự ở khu Itaewon, quận Yongsan, Seoul với giá 21 tỷ won đã được rao bán. Bên cạnh đó, đại gia tộc Samsung hầu hết đều ở xung quanh khu vực Itaewon và Hannamdong.
Ngôi nhà của cố chủ tịch Lee Kun Hee ở khu vực Itaewon đắt đỏ
Ngoài ra, có thể kể đến một số cái tên nổi bật khác cũng từng và đang sống xung quanh khu vực này bao gồm CEO AmorePacific, chủ tịch Hyundai Motor, chủ tịch SK Group, chủ tịch LG,... Bên cạnh đó theo Donga.com đưa tin vào giữa tháng 12/2022, căn nhà của chủ tịch Shinsegae Lee Myung Hee ở Hannamdong trị giá 28 tỷ won (khoảng 526 tỷ đồng), hiện đang thuộc top đắt nhất Hàn Quốc. c
Căn nhà của chủ tịch Shinsegae Lee Myung Hee
Chi mạnh tay để con cái đi du học
Hầu hết những người thuộc giới siêu giàu của Hàn Quốc đều đưa con cái sang nước ngoài để có được môi trường học hành tốt hơn. Chẳng hạn, Lee Won-ju, cháu gái của cố chủ tịch Tập đoàn Samsung Lee Kun Hee từng học tại trường nội trú Choate Rosemary Hall ở Mỹ. Được biết, mức học phí nơi đây khá đắt đỏ với khoảng 66 nghìn đô la/ năm (hơn 1,5 tỷ đồng). Có nguồn tin rằng Lee Won-ju theo học đại học tại trường Colorado College với học phí 62 nghìn đô la/ năm (1,45 tỷ đồng).
Trường Colorado College
Bên cạnh đó, Moon Seo Yoon - cháu ngoại của Chủ tịch tập đoàn Shinsegae Lee Myung Hee, người đang dính tin đồn hẹn hò với G-Dragon hiện đang theo học tại Columbia University - một trong những trường Đại học hàng đầu thế giới. Mức học phí hàng năm tại ngôi trường này rơi vào khoảng 64 nghìn đô la.
Moon Seo Yoon
Theo Koreaherald, Donga
Thể thao & Văn hóa