MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Điểm mặt những "anh hùng thầm lặng" trên TTCK có đợt "tắm máu" kinh hoàng nhất thế giới trong năm 2021

01-01-2022 - 09:04 AM | Tài chính quốc tế

Điểm mặt những "anh hùng thầm lặng" trên TTCK có đợt "tắm máu" kinh hoàng nhất thế giới trong năm 2021

Khi Bắc Kinh siết chặt quy định, các công ty ngành giáo dục như Gaotu Techedu và các nhà phát triển bất động sản như Evergrande đều đứng top cuối trong MSCI China Index - đã giảm 25% trong năm 2021. Trong khi đó, nỗ lực đạt mục tiêu trung hoà carbon vào năm 2060 đã thúc đẩy các lĩnh vực xe điện và năng lượng mặt trời.

Trong 1 năm mục tiêu "thịnh vượng chung" của Trung Quốc khuấy đảo thị trường chứng khoán toàn cầu, các chính sách của quốc gia này cũng tạo ra sự chia rẽ lớn giữa những "kẻ thắng - người thua" trên "sân nhà". Năm 2022, định hướng chính sách mới có thể sẽ thúc đẩy tâm lý thị trường khi nhiệm kỳ của Chủ tịch Tập Cận bình dự kiến sẽ kéo dài hơn.

Khi Bắc Kinh siết chặt quy định, các công ty ngành giáo dục như Gaotu Techedu và các nhà phát triển bất động sản như Evergrande đều đứng top cuối trong MSCI China Index - đã giảm 25% trong năm 2021. Các công ty này và một số gã khổng lồ ngành công nghệ đã chứng kiến giá trị sụt giảm nặng nề trong đợt rớt giá mạnh nhất của các TTCK trên thế giới.

Trong khi đó, nỗ lực đạt mục tiêu trung hoà carbon vào năm 2060 đã thúc đẩy các lĩnh vực xe điện và năng lượng mặt trời. Cổ phiếu ngành nguyên vật liệu cũng tăng phi mã khi giá hàng hoá bùng nổ.

Điểm mặt những anh hùng thầm lặng trên TTCK có đợt tắm máu kinh hoàng nhất thế giới trong năm 2021  - Ảnh 1.

Sự khác biệt giữa các cổ phiếu có thành tích tốt và kém nhất trong MSCI China Index năm nay.

Michelle Qi - trưởng bộ phận cổ phiếu tại Eastspring Investments Shanghai, cho hay: "Tâm lý tích cực với đầu tư cổ phiếu ngành tái tạo chỉ mới bắt đầu, đà tăng trưởng sẽ tiếp tục trong vài năm tới." Bà nói, lĩnh vực công nghệ có thể chứng kiến sự thay đổi khi "những dấu hiệu ban đầu của sự cải thiện" trong quy định.

Dưới đây là những "anh hùng" thầm lặng và kẻ thua cuộc trên TTCK Trung Quốc trong năm nay, bao gồm các công ty có trụ sở tại đại lục và Hong Kong với vốn hoá hơn 10 tỷ USD.

Người chiến thắng

Zangge Mining Co. (tăng 372%)

Cổ phiếu của công ty ở Thanh Hải trước đây có khối lượng giao dịch khá thấp và hiện tăng mạnh mẽ khi nỗ lực đáp ứng nhu cầu kim loại tăng cao. Doanh thu của Zangge từ mảng chiết xuất lithium từ nước muối cô đặc tăng mạnh trong nửa đầu năm do giá nguyên liệu này tăng hơn 400% trong năm nay.

Chongqing Sokon Industry Group Co. (tăng 226%)

Cổ phiếu Sokon tăng giá khi hãng ghi nhận doanh số bán xe điện tăng 844% trong tháng 2, nhờ sự hợp tác với Huawei. Tuy nhiên, sự bất ổn đang bắt đầu xuất hiện trong đợt điều chỉnh 20% trong tháng này và chỉ 1 trong số 7 chiếc xe mà Sokon sản xuất thực sự chạy năng lượng xanh.

Trina Solar Co. (tăng 226%)

Dù hàng hoá không thể vận chuyển và đối mặt với sự giám sát gắt gao từ Mỹ, mục tiêu khí hậu của các nền kinh tế lớn nhất thế giới đã tạo ưu thế cho nhà sản xuất mô-đun quan điện. Nhà đầu tư cũng có nhận được những tín hiệu tích cực để giữ tâm lý lạc quan. Trung Quốc hiện vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp gần như toàn bộ tấm pin mặt trời trên thế giới. Hơn nữa, các chuyên gia cũng dự đoán ngành này sẽ tăng trường 30% đến năm 2025.

China Resources Power Holdings Co. (tăng 212%)

Điểm mặt những anh hùng thầm lặng trên TTCK có đợt tắm máu kinh hoàng nhất thế giới trong năm 2021  - Ảnh 2.

Là một trong những nhà máy điện lớn nhất Trung Quốc tính theo vốn hoá, công ty này đã giành được sự ưu ái của nhà đầu tư từ việc kết hợp năng lượng gió và năng lượng mặt trời. Theo đó, họ trở nên nổi bật trong số các nhà khai thác nhiệt điện than.

Orient Overseas International Ltd. (tăng 140%)

Các chủ tàu container được hưởng lời khi mạng lưới logistics gián đoạn và tình trạng tắc nghẽn ở các cảng vào năm 2021. Trong nửa đầu năm, Orient chứng kiến khoản lợi nhuận lớn nhất trong 6 tháng kể từ khi IPO vào năm 1992. Dù đợt tăng giá của hàng hoá có thể vẫn diễn ra, nhưng cổ phiếu của Orient hiện giảm 7% so với mức đỉnh hồi tháng 8, do triển vọng bi quan hơn về chuỗi cung ứng.

Kẻ thua cuộc

Haidilao International Holding Ltd. (giảm 72%)

Điểm mặt những anh hùng thầm lặng trên TTCK có đợt tắm máu kinh hoàng nhất thế giới trong năm 2021  - Ảnh 3.

Chuỗi nhà hàng lẩu lớn nhất Trung Quốc lại không nằm trong số được dự đoán là có thành tích kém nhất trong năm, vì cổ phiếu lĩnh vực tiêu dùng được hưởng lợi từ chính sách thúc đẩy tăng trưởng dựa vào nội địa. Tuy nhiên, chiến lược mở rộng quá tham vọng và doanh thu thấp hơn dự kiến đã khiến Haidilao thiệt hại nặng nề, vốn hoá mất 45 tỷ USD kể từ khi đạt đỉnh vào tháng 2.

Alibaba Health Information Technology Ltd. (giảm 72%) và JD Health International Inc. (giảm 61%)

Lĩnh vực y tế trực tuyến là một trong những "nạn nhân" khi Bắc Kinh siết chặt quy định. Những khoản lỗ ngày càng lớn khi việc bán các loại thuốc qua đơn được kiểm soát chặt chẽ hơn. Hơn nữa, các cơ quan quản lý đang thảo luận để đưa ra quy định cấm tư vấn trực tuyến để chẩn đoán bệnh.

China Gas Holdings Ltd. (giảm 48%)

Giá khi đốt tự nhiên đã tăng vọt và chính phủ can thiệp vào việc tiêu thụ điện gây áp lực cho các nhà phân phối khí đốt, nhưng số liệu kinh doanh gây thất vọng đã ảnh hưởng đến China Gas. Cổ phiếu công ty này giảm mạnh nhất kể từ năm 2000 vào cuối tháng 11. Diễn biến này xảy ra sau 1 vụ nổ đường ống làm dấy lên mối lo ngại về sự an toàn.

Hansoh Pharmaceutical Group Co. (giảm 50%), Jiangsu Hengrui Medicine Co. (giảm 46%)

Dược phẩm là một ngành chứng kiến những diễn biến trái chiều sau 1 năm đầy khởi sắc, chịu áp lực bởi kết quả kinh doanh gây thất vọng, áp lực chính sách và sự cạnh tranh trong nước ngày càng cao. Chỉ số theo dõi ngành y tế CSI 300 Health Care giảm 17% trong năm nay, ghi nhận mức giảm lần đầu tiên trong 3 năm.

Xiaomi Corp. (giảm 44%)

Xiaomi là một trong những công ty có thành tích tệ nhất trong số các gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc ngay cả khi họ không bị ảnh hưởng bởi quy định của Bắc Kinh. Dù vượt qua Apple để trở thành nhà sản xuất smartphone số 2 thế giới, một số nhà phân tích đã hạ giá mục tiêu do nhu cầu sụt giảm, sức cạnh tranh lớn và những khó khăn trong chuỗi cung ứng.

Tham khảo Bloomberg 

Chi Lan

Doanh Nghiệp Tiếp Thị

Trở lên trên