MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

VIC, MSN bứt phá mạnh, VN-Index giữ được sắc xanh trong phiên cuối tuần

Sự bứt phá của các Bluechips, đặc biệt MSN, VIC, BHN, PNJ là yếu tố chính giúp VN-Index giữ được sắc xanh trong phiên, dù rằng nhiều cổ phiếu lớn như MWG, VRE, TCB, BVH, GAS…chìm trong sắc đỏ.

Đầu phiên chiều diễn ra với áp lực bán gia tăng trên toàn thị trường và chỉ số VN-Index có lúc mất hơn 3 điểm. Dù vậy, cầu bắt đáy vùng giá thấp luôn thường trực khiến nhịp điều chỉnh không kéo dài quá lâu và các chỉ số mau chóng hồi phục về cuối phiên.

Sự bứt phá của các Bluechips, đặc biệt MSN, VIC, BHN, PNJ là yếu tố chính giúp VN-Index giữ được sắc xanh trong phiên, dù rằng nhiều cổ phiếu lớn như MWG, VRE, TCB, BVH, GAS…chìm trong sắc đỏ.

Nhóm bất động sản, xây dựng cũng thu hút dòng tiền khá tốt với nhiều mã tăng như DIG, DXG, FCN, HBC, HDC, HDG, NBB, DPG, G36…Bên cạnh đó, "họ FLC" cũng dậy sóng khi tất cả các cổ phiếu đều tăng điểm, thậm chí FLC, KLF tăng kịch trần.

Các cổ phiếu khu công nghiệp, cao su cũng có phiên giao dịch tích cực với nhiều mã tăng như NTC, PHR, GVR, D2D, SIP, BCM, IDC, SZL…

APH của An Phát Holdings có phiên giao dịch khá tốt khi tăng 200 đồng (+0,27%) lên 74.200 đồng, khối lượng giao dịch đạt xấp xỉ 390 nghìn đơn vị. Mới đây, IFC đã công bố đầu tư 20 triệu USD vào An Phát Holdings để hỗ trợ việc triển khai nhà máy sản xuất vật liệu compost lớn nhất Đông Nam Á dưới hình thức khoản vay chuyển đổi 7 năm có thể chuyển đổi thành cổ phiếu APH.

Với dự án này, APH sẽ chủ động được nguồn nguyên liệu, giảm giá thành sản phẩm, tạo lợi thế cạnh tranh, đưa sản phẩm thân thiện với môi trường được ưa chuộng trên thị trường trong nước và quốc tế.

Dự án có kinh phí 82 triệu USD, dự kiến ​​khởi công đầu năm 2021 tại Hải Phòng, xây dựng trong khoảng 18 tháng, hoàn thành cuối năm 2022, công suất 20.000 tấn / năm. Khi dự án hoàn thành vào năm 2022, APH dự kiến ​​sẽ giảm 20-30% chi phí sản xuất cho các công ty con trong khi công ty mẹ vẫn được hưởng tỷ suất lợi nhuận gộp từ 25-30% của dự án này. APH đặt mục tiêu đến năm 2023 các sản phẩm có thể phân hủy được sẽ đóng góp 40-50% doanh thu từ bao bì của Tập đoàn.

Báo cáo hợp nhất quý 3/2020 cho biết APH đạt 66,1 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước.

Đóng cửa phiên giao dịch, chỉ số VN-Index tăng nhẹ 0,54 điểm (0,06%) lên 938,29 điểm; HNX-Index tăng 0,73% lên 139,31 điểm và UPCom-Index tăng 0,28% lên 63,49 điểm. Thanh khoản thị trường ở mức trung bình với giá trị giao dịch 3 sàn đạt 6.200 tỷ đồng.

Khối ngoại sau phiên mua ròng hôm qua đã trở lại xu hướng bán ròng quen thuộc khi bán gần 150 tỷ đồng trên toàn thị trường. Lực bán tập trung vào các Bluechips như MSN, VRE, HPG, MBB, VPB…

==================================

Phiên giao dịch sáng diễn ra khá thận trọng và chỉ số VN-Index liên tục đảo chiều quanh mốc tham chiếu. Nhiều cổ phiếu lớn như BVH, GAS, VCB, VNM, SAB, HVN, PLX, VRE, POW…đồng loạt giảm đang tác động tiêu cực tới thị trường.

Ở chiều ngược lại, không chiều cổ phiếu lớn giữ được sắc xanh, nổi bật trong số đó là PNJ khi tăng 2,2% lên 74.200 đồng. PNJ được khối ngoại mua ròng khá mạnh trong sáng nay. Ngoài ra, FPT, HPG, VIC, BCM cũng tăng điểm giúp thị trường không giảm quá nhiều, dù mức tăng các cổ phiếu này không quá nhiều.

Các nhóm cổ phiếu có tính thị trường như chứng khoán, bất động sản, xây dựng, dầu khí…đang giao dịch khá giằng co và sắc đỏ có phần chiếm ưu thế.

Trong khi đó, nhóm Khu công nghiệp, cao su có giao dịch tích cực hơn với nhiều mã tăng như NTC, GVR, SZL, D2D, SIP, BCM…

Tạm dừng phiên sáng, chỉ số VN-Index giảm 1,24 điểm (0,13%) xuống 936,51 điểm; trong khi HNX-Index tăng nhẹ 0,02% lên 138,33 điểm và UPCom-Index tăng 0,12% lên 63,39 điểm. Thanh khoản thị trường ở mức trung bình với giá trị giao dịch 3 sàn đạt 3.000 tỷ đồng.

Khối ngoại hiện mua ròng gần 50 tỷ đồng trên HoSE, lực mua tập trung vào VIC, VNM, HSG…

==========================================

Những phút đầu phiên giao dịch diễn ra khá thận trọng trong bối cảnh nhà đầu tư chờ đợi diễn biến từ cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Chỉ số VN-Index có lúc tăng vượt mốc 940 điểm nhưng cầu không đủ mạnh để duy trì khiến chỉ số mau chóng "hạ nhiệt".

Với nhóm Bluechips, GAS, MSN, VCB, HVN, PLX, VPB, VRE, NVL là những cái tên giảm điểm, dù vậy đà giảm nhìn chung không nhiều. Ở chiều ngược lại, nhiều cổ phiếu lớn như FPT, HPG, VIC, VNM, PNJ, TCB, BCM,…duy trì sắc xanh giúp VN-Index giữ được đà tăng.

Các nhóm cổ phiếu có tính thị trường như chứng khoán, bất động sản, xây dựng, dầu khí,…giao dịch phân hóa mạnh, phản ánh tâm lý thận trọng của giới đầu tư. Trong khi đó, nhóm Khu công nghiệp, cao su có diễn biến tích cực hơn với nhiều mã tăng như NTC, GVR, SZL, SIP, SZC, IDC, BCM…

Tại thời điểm 10h, chỉ số VN-Index tăng nhẹ 1,67 điểm (0,18%) lên 939,42 điểm; HNX-Index tăng 0,33% lên 138,76 điểm và UPCom-Index tăng 0,1% lên 63,37 điểm. Thanh khoản toàn thị trường ở mức trung bình với giá trị giao dịch 3 sàn đạt 1.200 tỷ đồng.

Khối ngoại sau khi mua ròng trong hôm qua đã trở lại bán ròng hơn 16 tỷ đồng trên HoSE. Trên TTCK phái sinh, các HĐTL đang duy trì basis dương cho thấy giới đầu tư vẫn khá lạc quan về xu hướng trung hạn của thị trường.

=======================================

Trong báo cáo mới được công bố, CTCK Rồng Việt (VDSC) cho rằng thị trường có thể sẽ tích lũy trong tháng 11 khi thiếu thông tin liên quan đến kết quả kinh doanh doanh nghiệp và vĩ mô. 

Tuy nhiên, sự phục hồi của kinh tế Việt Nam là điều có thể dự đoán được dựa trên đà tăng trưởng tốt trong quý 3. Mối quan tâm hiện tại là biến động thị trường toàn cầu trong ngắn hạn trong bối cảnh cuộc bầu cử ở Mỹ. Do đó, VDSC cho rằng chỉ số VN-Index có thể dao động trong khoảng từ 910 đến 960 điểm trong tháng 11.

Minh Anh

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên