MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Diễn biến nóng của thị trường tiền tệ

11-05-2023 - 14:38 PM | Tài chính - ngân hàng

Lãi suất liên ngân hàng hạ nhiệt cho thấy thanh khoản trong hệ thống đã bớt căng thẳng. Hầu hết ngân hàng có mức độ tăng trưởng tín dụng còn thấp, chỉ quanh 2%, thậm chí 1%.

Trong nửa cuối tháng 4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chỉ bơm thêm khoảng 31.206 tỷ đồng qua kênh thị trường mở. Trong nửa cuối tháng 4, NHNN tiếp tục bơm 31.206,7 tỷ đồng vào hệ thống ngân hàng thông qua nghiệp vụ mua kỳ hạn 7-28 ngày với lãi suất 5%/năm.

Tổng lượng đáo hạn trong tháng này đạt 36.411,21 tỷ đồng và đưa lượng OMO đang lưu hành là 5.091,63 tỷ đồng. Như vậy toàn bộ lượng tiền này sẽ quay trở lại NHNN trước khi tháng 5 kết thúc.

Diễn biến nóng của thị trường tiền tệ - Ảnh 1.

Sau thời điểm tăng nóng trong nửa đầu tháng 4, lãi suất liên ngân hàng đã hạ nhiệt. Khảo sát của Bloomberg cho thấy lãi suất liên ngân hàng qua đêm đang giao dịch ở mức 4,4%/năm, giảm mạnh từ mức 5,2% cao điểm giữa tháng. Lãi suất các kỳ hạn khác cũng ở quanh mức 4,41%-5%/năm, giảm nhẹ so với giữa tháng 4.

Từ đầu năm đến nay, NHNN có 2 lần giảm lãi suất điều hành, các ngân hàng thương mại cũng giảm lãi suất cả đầu vào lẫn đầu ra. Mặc dù vậy, tăng trưởng tín dụng đang chậm lại, đến ngày 20/4, tín dụng mới chỉ tăng 2,57% so cuối năm 2022 và chỉ bằng 1/3 so mức 6,46% của cùng kỳ 2022. Hầu hết ngân hàng có mức độ tăng trưởng tín dụng còn thấp, chỉ quanh 2%, thậm chí 1%.

Về tỷ giá VND/USD đang có sự dao động trái chiều. Giá trị đồng USD với một số đồng tiền trong khu vực cũng như VND đều có xu hướng tăng mạnh trong nửa cuối tháng 4. So với cuối tháng 3, tỷ giá VND/USD trên thị trường tự do giảm 30 đồng và hiện giao dịch ở mức 23.505 đồng/USD. Tỷ giá trung tâm và liên ngân hàng lần lượt giao dịch ở mức 23.639 đồng/USD, tăng 39 đồng và 23.549 đồng/USD, tăng 14 đồng. Đồng USD trên thị trường quốc tế hiện đã giảm giá và báo hiệu có thể tạm dừng các đợt tăng tiếp theo.

Về nợ xấu, số liệu từ NHNN cho thấy: tỷ lệ nợ xấu nội bảng toàn ngành đã tăng lên mức 2,9% cuối Q1/2023 (so với 2% cuối năm 2022). Nhắc lại, khó khăn từ thị trường BĐS vẫn là một thử thách lớn cho triển vọng ngành ngân hàng khi lĩnh vực này chiếm đến 21% tín dụng hệ thống vào cuối năm 2022. Các ngân hàng có bộ đệm dự phòng tốt và danh mục cho vay không tập trung vào BĐS như VCB, ACB… sẽ hạn chế được rủi ro hiện tại.

Còn các ngân hàng đang tăng mạnh trích lập dự phòng như TCB, MBB, VPB… được kỳ vọng sẽ giảm bớt rủi ro nợ xấu trong thời gian tới, khi dòng tiền của các DN BĐS có thể cải thiện phần nào nhờ các chính sách hỗ trợ được ban hành và một số các dự án BĐS được tháo gỡ pháp lý.

Theo Khánh Minh

Tiền phong

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên