Diệt mầm mống ung thư ngay từ cấu trúc gen: Nếu khó ngồi, hãy nằm hoặc dựa chân vào tường
Những người thường xuyên thực hành các liệu pháp Tâm thể (MBI) như yoga, thiền và thái cực quyền giúp giảm lượng phân tử kích hoạt các gen gây viêm, giảm nguy cơ ung thư.
- 18-06-2017Hướng dẫn 4 động tác yoga đơn giản nhất nên tập hàng ngày để phòng chữa bệnh đau lưng
- 17-06-2017Thực hành thiền 5 phút mỗi ngày, tôi cảm thấy yêu thương cuộc sống vô cùng
- 16-06-2017Khoa học chứng minh: Đi bộ có thể giảm 50% nguy cơ tử vong do ung thư, đơn giản ai cũng có thể làm
- 08-06-2017Gần 2.000 người thực hành thiền trong chuỗi sự kiện Năng Đoạn Kim Cương
Yoga và thiền có thể thay đổi cấu trúc DNA, ngừa ung thư từ gốc
Nghiên cứu mới nhất của các nhà nghiên cứu tại Đại học Coventry và Radboud phát hiện, thiền và yoga có thể làm giảm nguy cơ ung thư bằng cách thay đổi cấu trúc DNA trong cơ thể.
Theo đó, các nhà nghiên cứu đã tiến hành 18 nghiên cứu trong 11 năm với sự tham gia của 846 người. Mỗi nghiên cứu sẽ tiến hành phân tích gene sau khi thực hiện các liệu pháp yoga và thiền.
Kết quả cho thấy, những người thường xuyên thực hành các liệu pháp Tâm thể (MBI) như yoga, thiền và thái cực quyền giúp giảm lượng phân tử kích hoạt các gen gây viêm trong cơ thể. Thông thường, các phân tử này được giải phóng sau khi cơ thể phải chịu áp lực, căng thẳng nào đó.
Cơ chế gây viêm trong cơ thể có thể liên quan đến ung thư, lão hóa nhanh hay các vấn đề về sức khỏe tâm thần.
Tác giả nghiên cứu Ivana Buric cho biết: "Hàng triệu người trên thế giới đã và đang tận hưởng những lợi ích sức khỏe tuyệt vời từ liệu pháp tâm thể như yoga hoặc thiền. Mặc dù chúng ta không thể nhận ra những hiệu quả rõ ràng nhưng liệu pháp tâm thể này có thể can thiệp vào mức độ phân tử và có thể thay đổi cấu trúc DNA trong cơ thể".
"Nói cách khác, liệu pháp tâm thể thúc đẩy não bộ trong quá trình điều khiển các DNA theo chiều hướng có lợi cho sức khỏe".
Yoga giúp giảm đau ở bệnh nhân ung thư vú
2 nghiên cứu mới đây được trình bày tại Hội nghị ung thư Mỹ cũng khẳng định, yoga giúp cải thiện cuộc sống ở những bệnh nhân ung thư vú.
Các chuyên gia tin rằng, thực hành yoga làm giảm hormone cortisol gây căng thẳng, giúp các bệnh nhân bị ung thư thư giãn và có khả năng chống lại các tác dụng phụ trong quá trình điều trị tốt hơn. Đồng thời, yoga cũng giúp các bệnh nhân ung thư vú ngủ ngon hơn.
Tiến sĩ Po-Ju Lin thuộc Trung tâm Y tế Đại học Rochester ở New York cho rằng, các bệnh nhân ung thư nên tập yoga hàng ngày nhưng cần phải có hướng dẫn của các giảm viên yoga có kinh nghiệm làm việc với bệnh nhân ung thư.
Một nghiên cứu khác được thực hiện tại Trung tâm Tata Memorial ở Mumbai, Ấn Độ phát hiện yoga có thể làm giảm đang kể các cơn đau và mệt mỏi ở bệnh nhân ung thư vú.
Tác giả nghiên cứu Heather Greenlee thuộc Trường Y tế công cộng Mailman Đại học Columbia cho biết: "Chúng ta có bằng chứng cho thấy các liệu pháp tâm-thể như thiền, yoga, thư giãn có thể mang lại lợi ích cho bệnh nhân ung thư vú trong và sau điều trị".
4 tư thế yoga hiệu quả cho bệnh nhân ung thư
Jessica Bellofatto, người sáng lập và giám đốc của Trung tâm JBYyoga ở East Hampton, New York cho rằng 4 tư thế yoga dưới đây rất hữu ích cho các bệnh nhân ung thư. Điều này có nghĩa là bạn có rất nhiều lựa chọn, nếu ngồi thiền là khó khăn thì có thể chọn các tư thế khác.
1. Tư thế vặn mình
Chuyên gia Bellofatto cho biết, tư thế yoga này có thể giúp tăng cường chức năng đường tiêu hóa và giảm triệu chứng buồn nôn.
Bắt đầu bằng cách ngồi chéo chân trên sàn, thở sâu, khi thở ra từ từ vặn mình nhìn qua vai phải, đặc bàn tay trái lên đầu gối phải và tay phải chống ra sau cơ thể. Hít thở 5 nhịp. Lặp lại cho bên còn lại. Thở ra, trở về phía trước và thư giãn.
2. Tư thế gác chân lên tường
Hay còn gọi là tư thế Viparita Karani, tư thế này có thể giúp bệnh nhân ung thư đối phó với các triệu chứng mệt mỏi.
Gác chân lên tường, điều chỉnh tư thế sao cho cơ thể nằm vuông góc với tường, chân áp chặt vào tường, hai tay để xuôi dọc theo thân, lòng bàn tay hướng lên hoặc xuống dưới đều được. Nhắm mắt, tập trung tâm trí vào việc thở chậm. Hít vào thở ra đều đặn. Thực hiện khoảng từ 10 – 15 phút.
3. Tư thế ngả lưng thư giãn. Hai tay xuôi và thả lỏng hai bên. Hai chân co lại, lòng bàn chân chắp vào nhau. Giữ tư thế này và hít thở đều trong 2-3 phút.
4. Tư thế ngồi thiền
Tư thế cơ bản là xếp bằng (khoanh chân) và giữ cho lưng thẳng. Cảm nhận phần xương mông tiếp xúc với sàn, giữ lưng thẳng, hơi thu cằm. Hít sâu và cố gắng kiểm soát tâm trí, thả lỏng mọi bộ phận trên cơ thể.
* Theo Dailymail/Healthline
Trí thức trẻ