Điều chỉnh tăng kế hoạch lợi nhuận cao gấp 9 lần, Đạm Cà Mau (DCM) vẫn báo lợi nhuận năm 2020 vượt 39% mục tiêu cả năm
Riêng quý 4 Đạm Cà Mau lãi sau thuế hơn 207 tỷ đồng, tăng 73,5% so với cùng kỳ.
CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (mã chứng khoán DCM) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2020 với doanh thu thuần đạt 2.267,7 tỷ đồng, tăng 7,6% so với cùng kỳ.
Phía công ty cho biết, giá bán ure thương mại bình quân năm 2020 giảm khoảng 9,96%, sản lượng bán tăng khoảng 20,58% (do năm 2020 công ty đẩy mạnh xuất khẩu, sản lượng xuất khẩu năm 2020 khoảng hơn 299 ngàn tấn). Tuy giá bình quân giảm nhưng do sản lượng bán tăng làm cho doanh thu năm 2020 tăng so với cùng kỳ 2019.
Trong khi đó chi phí giá vốn bỏ ra chỉ tăng nhẹ 14 tỷ đồng dẫn tới lợi nhuận gộp tăng trưởng 48,8% so với cùng kỳ, ghi nhận 445,8 tỷ đồng.
Doanh thu tài chính tăng 47,5% so với cùng kỳ lên mức 32,6 tỷ đồng trong khi chi phí tài chính lại giảm tới 37,6% xuống còn 8 tỷ đồng. Chi phí bán hàng giảm 17,7% còn chi phí QLDN lại tăng mạnh hơn 142% lên mức 135,7 tỷ đồng. Khấu trừ các khoản chi phí thuế, Đạm Cà Mau báo lãi sau thuế 207,3 tỷ đồng, tăng mạnh 73,5% so với cùng kỳ năm trước.
Lũy kế cả năm 2020 doanh thu thuần đạt 7.562,7 tỷ đồng, tăng 7,4% so với năm trước đó và lợi nhuận sau thuế tăng 55,5% lên mức 665 tỷ đồng. EPS đạt 1.021 đồng.
Đáng chú ý, theo kế hoạch tài chính hợp nhất, Đạm Cà Mau đã điều chỉnh giảm tổng doanh thu xuống 1.000 tỷ đồng so với kế hoạch ban đầu, còn 6.953 tỷ đồng, tương ứng mức giảm 12,6%. Trong khi đó chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế điều chình tăng từ 57 tỷ đồng lên xấp xỉ 511 tỷ đồng và chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế điều chỉnh tăng từ gần 52 tỷ đồng lên trên 479 tỷ đồng, tương ứng mức tăng hơn gấp 9 lần kế hoạch ban đầu. Như vậy, nếu so với kế hoạch mới điều chỉnh, kết thúc năm 2020 Đạm Cà Mau cũng đã hoàn thành vượt 8,8% mục tiêu về doanh thu và vượt 39% chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm.
Tính đến 31/12/2020 tổng tài sản của Đạm Cà Mau giảm 14,2% so với thời điểm đầu năm, xuống còn hơn 8.726 tỷ đồng. Trong đó đầu tư tài chính ngắn hạn tăng 300 tỷ đồng lên 2.302 tỷ và hàng tồn kho giảm mạnh 458 tỷ xuống còn 842,8 tỷ đồng, phải thu ngắn hạn cũng giảm mạnh 46% xuống còn 217,4 tỷ đồng.
Nợ phải trả tính đến cuối kỳ còn 2.397,6 tỷ đồng, giảm 41% so với hồi đầu năm, trong đó nợ vay tài chính ngắn hạn giảm 40,7% còn 685,4 tỷ và nợ vay tài chính dài hạn giảm 78% xuống còn 137 tỷ đồng.
Nhịp sống kinh tế
Tin tức sự kiện về: Công ty cổ phần Cao su Việt Nam
Xem tất cả >>- Doanh nghiệp tang lễ duy nhất trên sàn: Doanh thu đều đặn trăm tỷ với cổ tức 16%/năm, hệ số PE chưa đến 2 lần
- KQKD năm 2020: Bất chấp khó khăn, các doanh nghiệp nhóm ngành bảo hiểm vẫn lãi lớn
- Bức tranh ngành phân bón năm 2020: Bất ngờ với nhiều doanh nghiệp lãi lớn
- Những cổ phiếu “đắt xắt ra miếng” trên TTCK Việt Nam
- Năm 2020 Top One lỗ lớn 88 tỷ đồng, tiếp tục bị kiểm toán từ chối đưa ý kiến