MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Điều gì đến khi TPP chấm dứt?

Mỹ rời khỏi TPP cũng gây tác động tiêu cực đến niềm tin kinh doanh tại thời điểm kinh tế toàn cầu. Thật đáng tiếc, tiềm năng tăng trưởng bị bỏ qua, quyết định rời khỏi hiệp định TPP có thể khiến kinh tế Mỹ tồi tệ hơn dự báo.

Hơn nữa, không có những tiêu chuẩn cao theo TPP, thị trường trong khu vực có thể sẽ phát triển chậm hơn trong việc giải quyết những vấn đề Mỹ đặt ra về môi trường, quyền lao động, bảo vệ thông tin bảo mật kinh doanh, và minh bạch trong các quy định của các đối tác giao thương”, các chuyên gia của HSBC nhận định.

Liệu có thể hồi sinh TPP?

Phải chăng việc Mỹ rút khỏi TPP là đòn chí mạng cho hiệp định này? “Trên lý thuyết, 11 quốc gia thành viên còn lại vẫn có thể tiếp tục tham gia TPP một khi họ hoàn tất việc sửa đổi hợp lệ các điều khoản phê chuẩn của hiệp định (mà dự định nhận được sự tham gia của Mỹ), nhưng không ít các nước thành viên không đồng tình với phương án này”, HSBC cho biết.

Sau khi Úc đưa ra đề xuất đầu tiên, khuyến khích các quốc gia còn lại tiếp tục hiệp định dù Mỹ không tham gia, Nhật Bản thể hiện rõ sự phản đối với ý tưởng trên, cho rằng đề nghị này biến Hiệp định TPP, vốn đã hạn chế, trở nên “vô nghĩa”. Một lý do khiến kịch bản hồi sinh khó thành hiện thực là các quốc gia thành viên đồng thuận thực hiện cam kết quan trọng khi tham gia TPP vì họ cho rằng, hiệp định này sẽ cho phép các quốc gia thành viên cùng tiếp cận thị trường khu vực với quy mô lớn. Nếu không còn Mỹ, thị trường rộng lớn của TPP sẽ giảm xuống 60% và với sự thay đổi đáng kể như thế, những quốc gia còn lại trong khối khó có thể chấp nhận những nhượng bộ đã thương thuyết trước đó trong TPP.

Bloomberg: Việt Nam đang đổi hướng sang các nước láng giềng

Mới đây hãng thông tấn Bloomberg đưa ra nhận định về những ảnh hưởng của việc TPP chấm dứt đến kinh tế Việt Nam. Tổng thống Mỹ Donal Trump mới đây đã ký sắc lệnh rút Mỹ khỏi TPP. Việc này có thể ảnh hưởng đến Việt Nam. Trước đó, Việt Nam được dự báo là một trong những nước hưởng lợi lớn nhất từ TPP trong số 12 quốc gia tham gia hiệp định này. Là một trong số ít quốc gia Châu Á vẫn tăng trưởng được xuất khẩu, Việt Nam đang tăng cường hợp tác với các nước láng giềng để bảo vệ ngành sản xuất trong nước.

“Việc Hiệp định TPP kết thúc buộc chúng tôi phải mở rộng thị trường sáng các nước khác. Việt Nam có nhiều tiềm năng tăng xuất khẩu sang các thị trường tại ASEAN, hoặc một số quốc gia trong khu vực có hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương, như Hàn Quốc hay Nhật Bản”, ông Nguyễn Đức Kiên - Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội cho biết.

“Việt Nam tích cực hơn một số nước trong việc đàm phán các thỏa thuận thương mại. Việc này sẽ cho phép họ phân tán rủi ro”, Eugenia Victorino - chuyên gia kinh tế tại ANZ Singapore nhận xét, “Việt Nam vẫn có thể tìm sự trợ giúp từ các thị trường khác vì đã có quan hệ thương mại rồi. Tiềm năng thúc đẩy thương mại trong khu vực châu Á và mở rộng liên kết sản xuất giữa các nước là khá lớn”.

Mỹ hiện là điểm đến lớn nhất cho hàng xuất khẩu Việt Nam, với 22% kim ngạch xuất khẩu trong năm 2016. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đã tăng hơn gấp đôi, lên 38,5 tỉ USD trong 5 năm qua. Trong khi đó, con số này sang Nhật Bản chỉ tăng 32%, còn với các nước ASEAN chỉ tăng 24%.

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản chỉ khoảng 8%, còn ASEAN là 10%. Các mặt hàng xuất khẩu phổ biến là điện thoại di động, giày dép và hàng dệt may từ các mặt hàng của Việt Nam cho tới các sản phẩm hàng hiệu như Calvin Klein và Michael Kors.

Ông Nguyễn Văn Tuấn - Phó tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết “Chúng tôi không quá lo ngại về việc TPP thất bại, vì Việt Nam vẫn đang có FTA với nhiều thị trường khác nhau. Chúng tôi sẽ tìm cách tăng xuất khẩu sang EU - thị trường này vẫn còn nhiều dư địa tăng trưởng. Thị trường nội địa lớn cũng sẽ được ưu tiên”.

Việt Nam đã hoàn tất khoảng 16 Hiệp định thương mại tự do (FTA). Trong đó, 9 FTA đã có hiệu lực, chuyên gia kinh tế của ANZ, bà Victorino cho biết. Bà dự báo xuất khẩu của Việt Nam sẽ tiếp tục cải thiện trong năm nay, sau khi đã tăng lên kỷ lục 177 tỉ USD năm 2016, bất chấp thương mại toàn cầu suy giảm.

“Đầu tư vào các cơ sở sản xuất mới sẽ giúp Việt Nam tăng năng suất năm 2017. Việc TPP thất bại là điều đáng tiếc. Nhưng nó sẽ không khiến nền kinh tế này chệch hướng”, bà Victorino nói.

Một nghiên cứu của Viện Peterson về Kinh tế Quốc tế (Petri và Plummer, 2016) đã dự đoán những lợi ích kinh tế quan trọng đạt được từ Hiệp định TPP, thúc đẩy GDP của các quốc gia thành viên lên khoảng 465 tỷ USD hoặc hơn nữa cho đến năm 2030. Hiệp định TPP là một hiệp định khu vực chưa được phê chuẩn mà có thể đem lại sức ảnh hưởng to lớn với các nước thành viên hiện đang chiếm khoảng 38% kinh tế toàn cầu.

Theo H.M

Lao động

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên