MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Điều gì là quan trọng nhất trong cuộc sống? Niềm vui hay nỗi buồn phụ thuộc vào tỷ lệ được mất mà bạn nhận được

18-01-2018 - 20:21 PM | Sống

Chúng ta luôn dành ưu tiên hàng đầu cho các mối quan hệ và tình bạn của chúng ta - dựa trên tỷ lệ tổn thất và lợi ích mà chúng ta nhận được!

Một người đàn ông sau khi rời khỏi thị trấn của mình và trở về thì thấy ngôi nhà của ông ta đang bốc cháy. Đó là một trong những ngôi nhà đẹp nhất trong thị trấn này và người đàn ông rất yêu quý ngôi nhà của mình. Rất nhiều người đến từ những nơi khác nhau, trả giá gấp đôi giá của ngôi nhà nhưng người đàn ông chưa bao giờ đồng ý với bất kỳ một mức giá nào người ta đưa ra. Nhưng bây giờ, ngôi nhà đang bị lửa cháy phừng phừng ngay trước mắt ông ta. 

Hàng nghìn người tụ tập, vây quanh nhưng cũng không thể làm được gì, lửa đã lan rộng đến nỗi những thứ xung quanh ngôi nhà đều bị thiêu rụi cả. Người đàn ông cảm thấy rất buồn và bất lực.

Ngay lúc đó, con trai ông ta chạy đến và thì thầm vào tai ông ta: “Cha ơi đừng lo lắng, hôm qua con đã bán ngôi nhà và được một cái giá rất tốt rồi. Sự trả giá của họ thực sự quá tốt, con không thể đợi kịp đến lúc người về. Cha hãy tha thứ cho con!”

Người đàn ông nghe vậy liền nói: “Trời ơi! Cám ơn Trời! Hiện tại ngôi nhà đã không phải là của chúng ta nữa rồi”. Sau đó ông ta trở nên thoải mái, nhẹ nhõm và đứng xem ngôi nhà bị cháy trong im lặng như một người khách qua đường.

Điều gì là quan trọng nhất trong cuộc sống? Niềm vui hay nỗi buồn phụ thuộc vào tỷ lệ được mất mà bạn nhận được  - Ảnh 1.

Nhưng một lúc sau, người con thứ hai của ông ta lại chạy đến và nói với ông ta: “Cha đang làm gì vậy? Tại sao ngôi nhà đang cháy mà cha lại chỉ đứng nhìn nó cháy?” Người đàn ông liền nói: “Con không biết sao? Anh trai con đã đem bán nó rồi”.

“Nhưng chúng ta mới chỉ nhận trước một khoản tiền đặt cọc, chứ không phải đã nhận toàn bộ. Con sợ rằng người đàn ông đó sắp đến để hoàn thành nốt thủ tục mua ngôi nhà này rồi. Vậy chúng ta phải làm sao bây giờ?” – người con lo lắng hỏi.

Nước mắt đã biến mất một lần nữa xuất hiện trong mắt người đàn ông, trái tim ông ta cũng bắt đầu đập thình thịch. Sau đó, người con thứ ba lại chạy đến và nói: “Người đàn ông kia đã giữ đúng lời hứa của ông ta. Con đã dẫn ông ấy đến đây”.

Người đàn ông mua nhà liền nói: “Vấn đề không phải là ngôi nhà có cháy hay không, mà nó cũng đã thuộc về tôi. Tôi đã mua của các vị và tôi sẽ trả đúng giá mà chúng ta đã định trước. Bởi cả tôi và gia đình các vị cũng đều không biết ngôi nhà sẽ bị cháy”.

Sau đó, tất cả cùng đứng nhìn ngôi nhà ngập tràn trong biển lửa mà không một chút lo lắng.

Khi mọi thứ còn nguyên vẹn, còn nguyên vẻ đẹp lúc ban sơ thì chúng ta không muốn đưa chúng cho ai, nhưng một khi vẻ đẹp ấy bị tổn hại, bị phá hủy dù chỉ một chút thì ngay lập tức chúng ta ước gì nó không phải là của chúng ta nữa, mặc dù nó đã từng là thứ yêu thích của chúng ta.

Điều gì là quan trọng nhất trong cuộc sống? Niềm vui hay nỗi buồn phụ thuộc vào tỷ lệ được mất mà bạn nhận được  - Ảnh 2.

Bản tính tự nhiên của con người chính là phức tạp, rắc rối như vậy. Mặc dù người đàn ông rất yêu quý ngôi nhà của mình nhưng khi nó mất giá trị, ông ta lại trở nên thoải mái khi biết ngôi nhà đã không còn là của ông ta nữa. 

Khi ngôi nhà còn xinh đẹp, là niềm mơ ước của biết bao nhiêu người thì ông ta lại không muốn bán cho bất kỳ ai, nhưng ngay khi nó bắt đầu mất đi vẻ đẹp của mình, thậm chí là bị phá hủy thì ông ta lại muốn quăng nó đi để nhận được một khoản lợi nhuận. Nỗi buồn và hạnh phúc cứ luân phiên đến với ông ta khi những người con của mình lần lượt xuất hiện. Nhưng thứ quan trọng nhất cần phải hiểu trong câu chuyện này, chính là cảm xúc của người đàn ông đã thay đổi. Tỷ lệ được và mất đã thay đổi cảm xúc của người đàn ông đối với ngôi nhà của mình, ngôi nhà ông yêu thích nhất. 

Không riêng gì người đàn ông, trong cuộc sống đây cũng chính là cách chúng ta dành ưu tiên hàng đầu cho các mối quan hệ và tình bạn của chúng ta - dựa trên tỷ lệ tổn thất và lợi ích mà chúng ta nhận được. Nhận được càng nhiều lợi ích, chúng ta càng coi trọng những mối quan hệ đó, còn nếu không nhận được lợi ích nào từ một mối quan hệ, thì đối với chúng ta mối quan hệ kiểu vậy chính là có cũng được không có cũng chẳng sao, sẽ không được chúng ta coi trọng và gìn giữ!

Trịnh Thơm

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên