Điều gì sẽ xảy ra với não của một đứa trẻ khi chúng được bố mẹ cho dùng điện thoại quá nhiều
Khi biết được những tác hại nghiêm trọng của việc cho trẻ sử dụng điện thoại quá nhiều, bố mẹ sẽ dừng ngay thói quen này.
- 31-05-2021Thời điểm nguy hiểm nhất trong ngày bạn không nên dùng điện thoại vì có thể làm hỏng võng mạc, gây trầm cảm và ung thư
- 10-05-2021Người phụ nữ 37 tuổi bị thoái hóa, lệch đốt sống cổ, bác sĩ cảnh báo tác hại của việc nghiện dùng điện thoại di động
- 03-01-2021Người dùng điện thoại thường xuyên rất dễ gặp 7 kiểu chấn thương này: Đau khớp, hại mắt, ảnh hưởng không nhẹ tới cột sống
Có lẽ chúng ta buộc phải thừa nhận một thực tế đáng buồn rằng, trẻ con ngày nay tiếp xúc với TV, điện thoại di động, ipad từ rất sớm. Mặc dù những thiết bị điện tử này có rất nhiều lợi ích nhưng một số bố mẹ lại cố tình lạm dụng nó theo hướng tiêu cực. Mỗi khi muốn con cái im lặng hay ngồi yên không nghịch phá, họ "ném" cho trẻ chiếc điện thoại để chúng mặc sức coi video, chơi game… Đối với hành động này, có lẽ họ vẫn chưa hiểu hết được những hệ lụy tiêu cực ảnh hưởng đến não bộ của trẻ là như thế nào.
Sử dụng điện thoại quá nhiều tác động như thế nào đến não bộ của trẻ?
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y khoa Mỹ JAMA Pediatrics cho thấy, việc tiếp xúc thường xuyên với màn hình điện tử có thể làm thay đổi cấu trúc não của trẻ em. Trong nghiên cứu này, người ta tiến hành quét MRI não của 47 trẻ mẫu giáo. Kết quả cho thấy, những đứa trẻ thường xuyên sử dụng các thiết bị điện tử có kỹ năng ngôn ngữ và đọc viết kém hơn những đứa trẻ không sử dụng.
Ngoài ra, một nghiên cứu kéo dài 25 năm trên 3.000 người của Tạp chí Tâm thần học của Mỹ cũng cho thấy, những người nghiện các thiết bị điện tử thường bị suy giảm trí nhớ theo thời gian. Điều này không chỉ làm giảm trí thông minh mà còn tăng khả năng mắc bệnh Alzheimer trong tương lai.
Dimitri Christakis, một nhà khoa học về hành vi trẻ em tại Viện Nghiên cứu Trẻ em Seattle đã phát hiện ra sự khác biệt đáng sợ giữa não bộ của những đứa trẻ nghiện điện thoại và những đứa trẻ bình thường. Đó là não của những đứa trẻ nghiện điện thoại có cảm giác như co lại.
Christakis giải thích rằng, điều này là do những đứa trẻ này dành nhiều thời gian trước màn hình điện tử, dẫn đến việc não bộ của chúng không nhận đủ kích thích. Vì sự phát triển trí não của trẻ nhỏ bắt đầu từ vùng chịu trách nhiệm phát triển vận động, sau đó phát triển đến vùng cảm xúc và cuối cùng là vùng tư duy logic.
Trong chuỗi phát triển này, trẻ cần nhận được các kích thích não khác nhau mỗi ngày để não bộ khỏe mạnh và sáng suốt. Thế nhưng, các kích thích về âm thanh, ánh sáng do điện thoại, màn hình TV tạo ra thường chỉ tập trung ở 1 vùng nhất định, điều này dẫn tới khả năng não bộ kiểm soát cảm xúc kém, thiếu tư duy logic. Những đứa trẻ nghiện điện thoại trong thời gian dài sẽ bị thay đổi cấu trúc và chức năng não.
Những đứa trẻ nghiện điện thoại trong thời gian dài sẽ bị thay đổi cấu trúc và chức năng não. (Ảnh minh họa)
Theo dữ liệu do Viện Nhi khoa Mỹ công bố, nếu một đứa trẻ sử dụng nhiều điện thoại trong thời thơ ấu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến não bộ như sau:
- Ảnh hưởng đến sự phân bố các chất hóa học trong não.
- Ảnh hưởng đến sự phát triển chức năng của não.
- Dẫn tới mất ngủ, hay lo lắng, mất tập trung.
- Dễ mắc các bệnh tâm thần, bị sa sút trí tuệ trong tương lai.
- Làm suy giảm khả năng sáng tạo và nhận thức của trẻ.
Trẻ em nên sử dụng điện thoại như thế nào mới đúng cách và khoa học?
Vào năm 2016, Viện Nhi khoa Mỹ đã ban hành các hướng dẫn và khuyến nghị mới nhất về việc sử dụng thiết bị điện tử như sau:
1. Trẻ dưới 18 tháng
Trẻ cần hạn chế nghiêm ngặt việc sử dụng các thiết bị điện tử. Một số trường hợp ngoại lệ như bố mẹ sử dụng điện thoại để trò chuyện video gia đình.
2. Trẻ từ 18 đến 24 tháng
Bố mẹ có thể cho trẻ sử dụng các thiết bị điện tử nhưng cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Chọn nội dung chất lượng cao.
- Tránh để trẻ em sử dụng thiết bị điện tử một mình.
- Sử dụng dưới 1 tiếng mỗi ngày.
Thời lượng sử dụng thiết bị điện tử của trẻ không quá 1 giờ mỗi ngày.
3. Trẻ từ 2 đến 5 tuổi
- Thời gian sử dụng không quá 1 giờ mỗi ngày.
- Chọn nội dung lành mạnh.
- Cố gắng đồng hành cùng trẻ trong quá trình sử dụng.
- Tìm các hoạt động thay thế có lợi hơn cho thể chất và tinh thần của trẻ.
4. Trẻ trên 6 tuổi
- Thời gian sử dụng không quá 2 tiếng 1 ngày.
- Đảm bảo việc sử dụng không ảnh hưởng tới giấc ngủ, tham gia thêm các hoạt động thể chất khác.
Về cơ bản, trẻ em vẫn nên dành nhiều thời gian vui chơi bên ngoài khi còn nhỏ thay vì ngồi xem TV và dùng điện thoại. Các trò chơi như chạy nhảy, leo trèo, đá bóng, chơi đồ hàng tại nhà, đọc sách tranh, làm việc nhà… rất có lợi cho sự phát triển não bộ của trẻ. Khi trẻ dành nhiều thời gian cho các hoạt động phù hợp, não bộ mới phát triển khỏe mạnh được.
Nguồn: Aboluowang, Kknews
Nhịp sống Việt