MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Điều hạn chế thực sự của đời người không phải nghèo đói, mà là "sự giam cầm nhận thức": Hãy tự thiết kế một vị trí tốt cho bản thân để không bỏ lỡ những cơ hội đổi đời

23-10-2021 - 20:07 PM | Sống

Điều hạn chế thực sự của đời người không phải nghèo đói, mà là "sự giam cầm nhận thức": Hãy tự thiết kế một vị trí tốt cho bản thân để không bỏ lỡ những cơ hội đổi đời

Mỗi người đều là nhà thiết kế vận mệnh của chính mình. Tầm nhìn quyết định hành động, và hành động sẽ quyết định vận mệnh.

01

Trong bộ phim "Nạn đói 1942" của Trung Quốc có một đoạn thoại đã khiến bao người suy ngẫm.

Một phú hào khi rơi vào cảnh nghèo khó đã nói với công nhân lâu năm của mình: "Khi ta đến được Thiểm Tây và đứng vững trên đôi chân của mình, thì sẽ dễ sống hơn. Ta biết làm sao để từ một người nghèo khó trở thành một người giàu có. Chưa đầy mười năm nữa, ta đây vẫn sẽ là ông chủ."

Người công nhân lâu năm nói: "Được, ông chủ, tới lúc đó, tôi vẫn sẽ tiếp tục làm công nhân của ông."

Hai người lúc đó đều khởi đầu bằng hai bàn tay trắng, thế nhưng 10 năm sau, phú hào lại trở thành phú hào, còn người công nhân dù chăm chỉ đến đâu, vẫn tiếp tục là công nhân.

Điều hạn chế thực sự của đời người không phải nghèo đói, mà là sự giam cầm nhận thức: Hãy tự thiết kế một vị trí tốt cho bản thân để không bỏ lỡ những cơ hội đổi đời - Ảnh 1.

Hình ảnh trong phim Nạn đói 1942. Nguồn: Internet

Trong thực tế, trường hợp này vẫn thường xảy ra. Tầm nhìn quyết định hành động, và hành động quyết định vận mệnh. Nếu tầm nhìn của một người chỉ dừng mãi ở dưới chân. Họ không biết nhìn xa trông rộng, thì dù có đi bao xa, người đó cũng sẽ quay lại điểm xuất phát ban đầu.

02

"Vua dầu mỏ" Rockefeller từng viết thế này trong một bức thư gửi con trai: Mỗi người đều là nhà thiết kế vận mệnh của chính mình.

Có rất nhiều chuyện trên đời không phải cứ siêng năng là đủ. Sự khác biệt lớn nhất giữa người với người là nhận thức, và nguyên tố cơ bản để tạo nên khoảng cách giữa người với người là tư duy.

Điều hạn chế thực sự của đời người không phải nghèo đói, mà là sự giam cầm nhận thức: Hãy tự thiết kế một vị trí tốt cho bản thân để không bỏ lỡ những cơ hội đổi đời - Ảnh 2.

Vào những năm 90, để tìm hiểu xem liệu những người nghèo tột cùng ở nước Mỹ có thể thoát khỏi số phận của họ nhờ làm việc chăm chỉ hay không, nhà xã hội học nổi tiếng người Mỹ Martha Baker đã tiến hành một thí nghiệm xã hội.

Bà cắt đứt liên lạc với bạn bè, biến mình thành những nữ công nhân lao động bình thường, và sống với những người lao động ở dưới đáy xã hội Mỹ, suốt ngày lang thang kiếm ăn.

Bà cho rằng, lý do khiến nhiều người ở dưới đáy xã hội không phải do xã hội quá gay gắt, mà do trình độ nhận thức của họ bị hạn chế.

Martha Baker đã đưa ra một ví dụ:

Trong quá trình thử nghiệm, cô gặp Pete - một nhân viên bán đồ gia dụng, thu nhập hàng ngày khoảng 50-60 USD. Nhà trọ nơi Pete sống có tiền thuê hàng ngày là 35 USD, và cần phải thanh toán hàng ngày. Điều này có nghĩa là Pete hầu như không thể kiếm đủ tiền ăn uống sau khi trả tiền thuê nhà.

Martha Baker cảm thấy rất lạ, bèn hỏi Pete tại sao anh không thuê một căn hộ giá rẻ: "Nếu anh thuê theo tháng, hành tháng anh có thể tiết kiệm được một khoản tiền. Theo thời gian, anh có thể sử dụng số tiền này để học một kỹ năng mới và tìm một công việc lương cao hơn để cải thiện tình hình tài chính của mình."

Nghe xong, Pete nhún vai, xòe hai bàn tay ra nhìn Martha Baker và nói: "Thuê một căn hộ phải đặt cọc 1.200 USD, tôi không biết lấy đâu ra số tiền đó." Đối với một người trưởng thành, dù là tiết kiệm hay vay mượn, thì 1.200 USD cũng không phải là con số quá tầm với. Nhưng Pete không dám thay đổi, không muốn chấp nhận rủi ro và cam chịu hoàn cảnh hiện tại.

Điều hạn chế thực sự của đời người không phải nghèo đói, mà là sự giam cầm nhận thức: Hãy tự thiết kế một vị trí tốt cho bản thân để không bỏ lỡ những cơ hội đổi đời - Ảnh 3.

Hãy đứng nhìn ở vị trí cao hơn để phát hiện những cơ hội ngoài kia. Ảnh: Zhihu

Trong tâm lý học có một khái niệm được gọi là: hiệu ứng ống nhòm.

Khi mắt của một người nhìn qua một cái ống, thì người đó chỉ có thể nhìn thấy những gì bên trong ống. Cũng giống như Pete trong truyện, tất cả những gì anh ta nhìn thấy là mức lương hàng ngày, thậm chí có vô số cách để thay đổi hiện trạng, anh ta cũng không nhìn ra.

Nhà triết học Schopenhauer đã nói: "Nhà tù lớn nhất trên thế giới chính là tâm trí con người".

Điều thực sự hạn chế một người không phải là nghèo đói, mà là sự giam cầm về nhận thức.

Nguồn Zhihu


Phương Thu

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên