DN bán lẻ nửa đầu năm: Bách Hoá Xanh, Wincommerce nỗ lực tăng trưởng dương với 14.000 tỷ doanh thu, “ngôi vương” vẫn thuộc về người Thái
Năm 2022, Central Retail cũng dẫn đầu doanh thu với hơn 36.000 tỷ đồng, bỏ xa loạt đối thủ.
- 18-07-2023Người tiêu dùng và nhà bán lẻ cùng thúc đẩy xu hướng ăn sạch, sống khỏe
- 19-06-2023Tự tin vào mạng lưới bán lẻ, FPT Retail lấn sân sang thị trường viễn thông di động giữa các ông lớn Viettel, MobiFone, VinaPhone
- 08-06-2023Khả năng kiếm tiền của các ông lớn bán lẻ: Quy mô Highlands Coffee gấp 4,5 lần Phúc Long nhưng doanh thu chỉ bằng 1/2, Long Châu thu gấp 3 lần An Khang
Đón đầu cơ trong nguy, các “đại gia” bán lẻ nhìn nhận 2023 dù nhiều thách thức song là năm quyết tâm đầu tư mạnh. Loạt kế hoạch tham chiến được đưa ra: Trong khi AEON, Saigon Co.op, Thaco, Central Retail ai cũng muốn đứng đầu; thì Bách Hoá Xanh và Wincommerce quyết tâm tìm điểm hoà vốn. Dù vậy, sức mua thực tế giảm mạnh hơn dự đoán làm nặng gánh các bên.
Sau nửa năm, cùng nhìn lại thế trận. Xét về chỉ số kinh doanh, Bách Hoá Xanh (thuộc CTCP Đầu tư Thế giới Di động – MWG) và Wincommerce (thuộc Tập đoàn Masan – MSN) công bố doanh thu nửa đầu năm, ghi nhận nỗ lực giữ vững đà tăng trưởng dương trong bối cảnh nhiều thử thách.
Trong đó, Bách Hoá Xanh ghi nhận doanh thu 6 tháng 13.670 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ. Đây là tháng thứ hai liên tiếp trong năm 2023 doanh thu của chuỗi Bách Hoá Xanh vượt chuỗi Thế Giới Di động.
Tính đến 30/6/2023, số cửa hàng Bách Hoá Xanh giảm so với cùng kỳ, còn 1.706 cửa hàng. Thu gọn độ phủ và tiến hành cơ cấu lại từng cửa hàng là chiến lược xuyên suốt giai đoạn này của Bách Hoá Xanh. Kết quả, doanh thu/tháng/cửa hàng chuỗi tiếp tục cải thiện lên mức 1,4 tỷ đồng/tháng trong quý 2/2023, tăng 15% so với quý đầu năm.
Năm 2023, Bách Hoá Xanh chính thức có “tướng” mới, với trọng trách nặng nề đưa chuỗi đạt điểm hoà vốn. Quyết tâm là vậy, giới phân tích vẫn cho rằng tham vọng này năm nay khó đạt được trong bối cảnh người tiêu dùng có thể thích mua sắm ở chợ truyền thống hơn khi thu nhập bị giảm.
Còn WinCommerce, theo công bố của Masan, doanh thu thuần chuỗi bán lẻ trong nửa đầu năm đạt 14.517 tỷ đồng, tăng 1,5% so với cùng kỳ. Lợi nhuận gộp đạt 3.405 tỷ đồng, tăng 5,2%.
Trong kỳ, WinCommerce đã mở thêm 152 cửa hàng Winmart+ và 2 siêu thị Winmart, nâng tổng số điểm bán lên 3.511 siêu thị và siêu thị mini. Mặt khác, với hơn 30 cửa hàng WinMart+ được chuyển đổi sang mô hình WIN (mô hình tích hợp mới của Masan) cho kết quả ban đầu đáng khích lệ: doanh thu mỗi m2 tăng 20% và biên EBIT (lợi nhuận trước thuế và lãi) tăng thêm 0,6% so với trước khi chuyển đổi.
Dù vậy, WinCommerce ghi nhận lỗ sau thuế hơn 381 tỷ đồng. Tính trung bình mỗi ngày nửa đầu năm nay, chủ chuỗi WinMart, WinMart+ lỗ hơn 2 tỷ đồng. Kết quả này là tích cực so với năm trước đó khi lỗ gần 3 tỷ đồng/ngày.
Không thể phủ nhận sự trỗi dậy mạnh mẽ của “tay chơi” nội những năm gần đây, song ngôi vương bán lẻ vẫn đang thuộc về tay đối thủ ngoại.
Theo BCTC quý 2/2023 của Central Retail, thị trường Việt Nam nửa đầu năm qua đã mang về 25.879 triệu baht (hơn 17.000 tỷ đồng) doanh thu cho tập đoàn này. Năm 2022, Central Retail cũng dẫn đầu doanh thu với hơn 36.000 tỷ đồng, bỏ xa loạt đối thủ.
Nửa đầu năm, Central Retail còn mở rộng quy mô mạnh mẽ khi liên tiếp khai trương Trung tâm thương mại và Đại siêu thị GO! tại Hà Nam và Đồng Nai; vừa ra mắt thương hiệu nội thất riêng Home Come.
Tính đến cuối tháng 6, Central Retail đang sở hữu 52 cửa hàng Nguyễn Kim kinh doanh trong lĩnh vực điện máy gia dụng, và 77 cửa hàng buôn bán thực phẩm, gồm 38 đại siêu thị Go! và 39 cửa hàng thuộc các thương hiệu Tops market, Go!, và LanChi Mart.
Nhìn nhận Việt Nam là thị trường trọng điểm, đầu năm nay Central Retail tuyên bố bố khoản đầu tư trị giá 1,45 tỷ USD trong 5 năm tới vào Việt Nam. Trong giai đoạn 2023 – 2027, Công ty đặt mục tiêu tăng gấp đôi số lượng cửa hàng lên 600, có mặt trên 57 trên 63 tỉnh thành của Việt Nam. Central Retail cũng đặt tham vọng trở thành nhà bán lẻ đa kênh số một ngành thực phẩm và số hai mảng bất động sản – trung tâm thương mại tại Việt Nam vào năm 2027.
Dù không công bố chỉ số kinh doanh, song AEON, Lotte… cũng cho thấy sức mạnh của mình. Trong đó, AEON Việt Nam vừa khai trương Siêu thị tinh gọn đầu tiên AEON Bình Dương New City tại Trung tâm Mua sắm SORA Gardens SC (thành phố mới Bình Dương). Siêu thị có diện tích 5.000m2, là một trong những chiến lược đầu tư chọn lọc của AEON Việt Nam nhằm đa dạng mô hình bán lẻ. Theo kế hoạch đề ra, AEON dự sẽ mở mới 2-3 siêu thị quy mô 5.000m2 tại Việt Nam trong năm nay.
“Ông lớn” Hàn Quốc sau khi rút khỏi Trung Quốc đang nhắm mục tiêu vào Việt Nam. Theo kế hoạch, Lotte sẽ có hai trung tâm thương mại và bốn dự án khối đế thương mại với tổng diện tích hơn 47.000m2. Năm ngoái, Lotte Mall West Lake Hanoi vừa đóng góp 82.550 m2 vào tổng nguồn cung diện tích bán lẻ toàn thành phố.
Nhịp sống thị trường