Doanh nghiệp chưa hài lòng về tốc độ Internet của Việt Nam
Nhiều DN lớn đã phải thừa nhận, để đưa những ứng dụng được xây dựng trên nền tảng công nghệ cao vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản trị là điều không dễ dàng. Nhiều DN đã phải bỏ cuộc bởi ngoài vấn đề tài chính, tầm nhìn của đội ngũ lãnh đạo, ý thức tự giác của người lao động thì trở ngại lớn nhất là hệ thống Internet không đảm bảo tính ổn định để DN mạo hiểm.
Trong một vài năm trở lại đây, có thể nói rằng thị trường viễn thông mà cụ thể là các nhà mạng Internet Việt Nam đang bước vào cuộc đua sôi động để sẵn sàng cùng doanh nghiệp bước vào cuộc cách mạng công nghiệp số lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ.
Để có thể chuyển hóa toàn bộ thế giới thực thành thế giới số hay đưa toàn bộ hệ thống quản trị sản xuất kinh doanh lên mây, thị trường doanh nghiệp đặt ra yêu cầu: Nhà mạng nào muốn tham gia cuộc chuyển đổi này, nhà mạng đó phải phải tạo ra những đường truyền nhanh và ổn định.
FPT Telecom là một ví dụ điển hình trong nỗ lực giải những bài toán khó. Chẳng hạn như việc cải thiện chất lượng dịch vụ, phục vụ 24/7, giảm thời gian triển khai lắp đặt, giữ mức ổn định về cước phí trong thời gian dài song song với những hoạt động đầu tư mạnh về cơ sở hạ tầng, đến thường xuyên đưa ra những ưu đãi lớn cho khách hàng đang sử dụng các gói Internet cáp quang (FTTH).
Mới đây nhất, FPT Telecom một lần nữa khuấy đảo thị trường khi tiến hành nâng băng thông tự động cho khách hàng doanh nghiệp đang sử dụng các gói cước Fiber Business, Play, Public+, Silver, Gold, Diamond với tốc độ truy cập trong nước tăng lên từ 33% đến gần 90% tùy mỗi gói, bắt đầu từ ngày 1/8.
Chương trình “Tăng tốc độ - Cước không đổi” còn cam kết giữ nguyên mức cước phí bằng với thời điểm như trước khi nâng băng thông; miễn phí thay mới thiết bị cho những khách hàng dung thiết bị thế hệ trước đây, không còn phù hợp.
Có thể nói, đây là cú ”hích” cực lớn khi trên thị trường viễn thông. Đây cũng là nhà mạng đang nắm giữ những gói Internet có tốc độ cực cao trên thị trường (gói SOC tốc độ 1 Gb/giây gấp 100 lần tốc độ truy cập Internet trung bình trong nước và bằng 40 lần tốc độ trung bình ở Mỹ -Theo thống kê của Akamai); chưa kể trước đó vào tháng 2/2017, nhà mạng cũng đã triển khai một chương trình nâng băng thông tương tự dành cho khối hàng cá nhân, hộ gia đình.
Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực CNTT nhận định, thời điểm này đang là một cơ hội vàng cho các doanh nghiệp tính đến việc đầu tư làm mới cơ sở hạ tầng mạng khi thị trường Internet tốc độ cao nhìn chung đang còn khá rẻ, nhiều ưu đãi giúp DN tiết kiệm được đáng kể chi phí đầu tư.
Hơn nữa, đây là bước đón đầu cần thiết bởi tất cả các ứng dụng được thiết lập trên công nghệ Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây, ERP, Mobility, phân tích dữ liệu lớn (Big data)... đều chỉ hoạt động được trên nền tảng Internet.
Bắt tay nhau cùng vượt qua thách thức
Ngoài cạnh tranh, trong vài năm trở lại đây, thị trường viễn thông ghi nhận những hoạt động hợp tác tích cực từ phía các nhà mạng như cùng hợp tác khai thác hạ tầng cố định, duy trì sự bình ổn nhất định của giá cước, cùng hợp tác triển khai thêm các tuyến cáp quang biển mới….
Nhiều nhà mạng cũng “đi trước đón đầu” trong việc đáp ứng nhu cầu thay đổi, chuyển dịch sang ứng dụng công nghệ cao trên nền tảng điện toán đám mây & IoT bằng hoạt động cho ra đời nhiều dịch vụ ảo hóa như điện toán đám mây, cho thuê máy chủ ảo…
Ông Nguyễn Văn Khoa - Tổng Giám đốc FPT Telecom cho biết, trải nghiệm tốt hơn, kết nối nhanh và hiệu quả hơn với chi phí tối ưu là những giá trị mà FPT Telecom luôn mong muốn mang đến cho khách hàng. FPT Telecom đã có những bước đầu tư và chuẩn bị kỹ càng về hạ tầng, quy trình cũng như thiết bị với kỳ vọng sẽ được khách hàng đón nhận và tiếp tục tin tưởng, ủng hộ; được góp phần vào việc tiết kiệm và tối ưu hóa chi phí cho doanh nghiệp trong xu hướng cách mạng công nghệ 4.0.
Theo báo cáo của Research Nester, thị trường IoT toàn cầu dự kiến đạt 724,2 tỷ đô la Mỹ vào năm 2023. Điều này cho thấy các DN trên thế giới cũng như tại Việt Nam sẽ tiếp tục đầu tư, áp dụng và thích ứng với những giải pháp công nghệ cao; đòi hỏi các doanh nghiệp mạng phải nỗ lực nhiều hơn nữa.