Doanh nghiệp du lịch trong nước sẵn sàng đón khách quốc tế
Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước với tỷ lệ đóng góp trực tiếp vào GDP là 9,2%. Hơn 40.000 doanh nghiệp du lịch đang tạo ra khoảng 4,5 triệu việc làm trực tiếp và hàng triệu việc làm gián tiếp, liên quan khác. Từ khi COVID-19 xuất hiện và diễn biến phức tạp, du lịch là một trong những ngành chịu tác động tiêu cực, nặng nề nhất.
- 01-09-2020Lời giải nào cho bài toán nhân sự ngành du lịch hậu Covid-19?
- 30-08-2020Nhiều khách hủy tour, doanh thu du lịch lữ hành tháng 8 giảm mạnh
- 29-06-2020Reuters: Tại sao cùng kiểm soát được Covid-19 mà du lịch New Zealand vẫn chật vật trong khi du lịch Việt Nam có thể hồi phục nhanh chóng?
Ông Phùng Quang Thắng, Giám đốc Công ty Hanoitourist, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lữ hành Việt Nam: “Nếu đợi thế giới công bố hết dịch mới triển khai các hoạt động du lịch thì đã quá muộn và bỏ lỡ nhiều cơ hội. Đương nhiên, khi kết nối lại thì phải nghiên cứu để đảm bảo an toàn cho du khách, đây là nhiệm vụ đặt lên hàng đầu”.
Còn một doanh nghiệp lữ hành chuyên dẫn khách quốc tế chia sẻ: “Doanh nghiệp tôi đã đóng cửa từ đầu năm nay, tôi hy vọng giữa tháng 9 khi mở đường bay quốc tế, doanh nghiệp có cơ hội hồi phục. Ngành du lịch thiệt hại nặng nề nhất nhưng cũng phục hồi nhanh nhất khi đường bay nối lại, dịch bệnh được kiểm soát”.
Để đảm bảo đón du khách quốc tế an toàn, hiệu quả, ông Hoàng Nhân Chính, Tổng thư ký Hội đồng Tư vấn du lịch (TAB) cho biết, TAB đề xuất Việt Nam có một quy trình và bộ thủ tục để mở cửa thị trường.
Bộ thủ tục đó bao gồm: mở lại các đường bay và đảm bảo rằng, những đường bay này chỉ được phép khai thác chuyến bay thẳng; miễn visa du lịch; yêu cầu du khách nhập cảnh khai báo y tế; đo nhiệt độ hành khách nhập cảnh; thỏa thuận về việc xét nghiệm xác suất Covid-19 đối với khách đến và thủ tục xét nghiệm; thỏa thuận về việc cài đặt ứng dụng theo dõi được phê duyệt trong thời gian ở Việt Nam... TAB cho rằng, an toàn và sức khỏe của người dân cần được cân đối hài hòa với các tính toán lợi ích kinh tế.
Theo đó, TAB kiến nghị bắt đầu đàm phán với các đối tác thị trường nguồn quan trọng và các nước có vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp đáng kể nhất. Các thỏa thuận sẽ được triển khai và có hiệu lực khi nào các tiêu chí đã thỏa mãn và các chuyến bay thẳng được thiết lập. “Các tiêu chí như vậy sẽ đảm bảo mở dần dần và cần thiết tiếp cận từng bước, vừa làm vừa rút kinh nghiệm để hoàn thiện quy trình. Lý do là trước đó, chúng ta chưa từng có tiền lệ ứng phó với loại thách thức này”, ông Chính nhấn mạnh.
Tiền phong