Doanh nghiệp khai thác cao su hưởng lợi từ giá tăng vọt
Tính từ đầu tháng 10, giá cao su tiếp tục đà tăng hơn 40%. Đà tăng giá được hỗ trợ bởi ngành ôtô thế giới hồi phục sau đại dịch, nhu cầu về các sản phẩm cao su y tế như găng tay tăng mạnh, mưa lớn ảnh hưởng đến các nước sản xuất cao su chủ chốt như Thái Lan và Việt Nam…
Giá cao su thiên nhiên trên thế giới có chiều hướng tăng mạnh từ đầu tháng 7 đến nay, đang đạt đỉnh 3 năm tại mức hơn 315 JPY/kg. "Vàng trắng" từng có giá hơn 700 JPY/kg vào tháng 2/2011 nhưng liên tục lao dốc, xuống vùng đáy khoảng 130 JPY/kg khi đại dịch Covid-19 bùng phát vào tháng 4.
Giá cao su lập đỉnh 3 năm tại mức hơn 315 JPY/kg. Nguồn: tradingeconomics.
Giá cao su trong quý III/2020 có chiều hướng đi lên nhưng vẫn thấp hơn so với cùng kỳ. Tuy nhiên, sự phục hồi này cũng đã bắt đầu giúp nhiều doanh nghiệp khai thác mủ có kết quả kinh doanh khả quan và dự kiến tiếp tục hưởng lợi nhờ giá cao su vẫn trong xu hướng tăng lên từ đầu tháng 10.
Nhờ tăng mạnh sản lượng, Đầu tư Cao su Đắk Lắk ( UPCoM: DRI ) ghi nhận doanh thu thuần tăng gần 28% đạt 145 tỷ đồng, biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 25% cùng kỳ lên 31%. Lợi nhuận sau thuế 11,4 tỷ đồng, tăng 74% so với cùng kỳ.
Sự cải thiện này là đáng kể khi công ty lỗ liên tiếp trong 2 quý đầu năm với tổng giá trị 21,5 tỷ đồng. Do đó sau 9 tháng, công ty vẫn còn lỗ hơn 10 tỷ đồng.
|
Cao su Bà Rịa ( UPCoM: BRR ) cũng ghi nhận sự tăng trưởng trở lại về doanh thu và lợi nhuận trong quý III. Doanh thu công ty tăng 11% lên mức 118 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế gấp gần 2,5 lần cùng kỳ đạt 11 tỷ đồng. Dù vậy sau 9 tháng, doanh thu giảm 11% còn 202 tỷ và lãi giảm 6% xuống 24 tỷ đồng.
Doanh thu quý III của Cao su Tây Ninh ( HoSE: TRC ) tăng hơn 14% đạt 98 tỷ đồng nhưng lũy kế 9 tháng vẫn giảm nhẹ 2% còn 212 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế quý III tăng 12% lên gần 9 tỷ đồng và giúp lãi 9 tháng duy trì mức tăng 11% đạt gần 46 tỷ đồng.
Cao su Tân Biên ( UPCoM: RTB ) ghi nhận doanh thu thuần tăng đến 61% đạt 228 tỷ đồng trong quý vừa qua và lợi nhuận gộp tăng 37% lên 33 tỷ đồng. Cộng thêm lợi nhuận khác đột biến 48,6 tỷ đồng từ thanh lý vườn cây, công ty báo lãi gấp gần 5 lần cùng kỳ đạt 42 tỷ đồng.
Doanh thu Cao su Đồng Phú ( HoSE: DPR) tăng 24% trong quý III đạt 240 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế gấp 2,7 lần cùng kỳ đạt 59 tỷ đồng. Sự tăng trưởng này theo doanh nghiệp chủ yếu do thanh lý cây cao su tăng, trong khi giá bán mủ trong quý này giảm 5% so với cùng kỳ.
Cao su Phước Hòa ( HoSE: PHR) hiện nay có cơ cấu doanh thu đa dạng hơn khi được có thêm nguồn thu lớn từ mảng khu công nghiệp. Tính riêng doanh thu bán thành phẩm và hàng hóa trong quý III đạt khoảng 375 tỷ đồng, tăng 30%; trong khi doanh thu cho thuê đất trong kỳ này chỉ đạt khoảng 15 tỷ đồng, giảm đến 95%.
Doanh thu nhiều công ty khai thác mủ cao su tăng trưởng trong quý III. |
Triển vọng giá cao su tiếp tục tăng
Tính từ đầu tháng 10, giá cao su tiếp tục đà tăng hơn 40%. Đà tăng giá được hỗ trợ bởi ngành ôtô thế giới hồi phục sau đại dịch, nhu cầu về các sản phẩm cao su y tế như găng tay tăng mạnh, mưa lớn ảnh hưởng đến các nước sản xuất cao su chủ chốt như Thái Lan và Việt Nam…
Báo cáo triển vọng đến cuối năm, Hiệp hội Các nước sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC) dự báo xu hướng giá cao su tăng sẽ còn tiếp diễn trong khoảng 2 tháng tới nhờ lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc hồi phục, doanh số bán ô tô ở Ấn Độ tăng và Mỹ sẽ tung thêm chương trình kích thích kinh tế mới.
ANRPC mới đây đã nâng dự báo tiêu thụ cao su toàn cầu năm 2020 thêm 67.000 tấn lên 12,61 triệu tấn, dù vậy vẫn thấp hơn 8,4% so với năm 2019. Tổ chức này điều chỉnh tăng dự báo bởi nhận định lạc quan hơn về thị trường Trung Quốc và Ấn Độ.
Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của ngành cao su Việt Nam. Số lượng từ Cục Xuất nhập khẩu cho thấy sản lượng xuất khẩu cao su 9 tháng vào thị trường này đạt 1,07 tỷUSD, tăng 18,4% về lượng và tăng 10,6% về trị giá so với cùng kỳ.
Về nguồn cung, sản xuất cao su thiên nhiên năm nay gặp khó do dịch bệnh làm khan hiếm nhân lực lao động và khó khăn cho việc vận chuyển có thể thúc đẩy giá bán tăng. ANRPC dự báo sản lượng cả năm 2020 sẽ giảm 6,8% so với cùng kỳ xuống 12,9 triệu tấn, chủ yếu do sự sụt giảm ở Thái Lan và Ấn Độ.
NDH
Tin tức sự kiện về: Công ty cổ phần Cao su Việt Nam
Xem tất cả >>- KQKD quý 3 doanh nghiệp ngành bảo hiểm: Hàng loạt doanh nghiệp báo lãi tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ
- Các doanh nghiệp có thị giá cổ phiếu không bằng cốc trà đá kinh doanh ra sao?
- KQKD ngành Bia rượu quý 3: Chịu tác động kép, 2 "ông lớn" vẫn có lợi nhuận tăng trưởng
- PVN ước đạt 464.500 tỷ đồng doanh thu sau 10 tháng
- Thuỷ sản Minh Phú (MPC) báo lãi tăng 23% sau 9 tháng, đạt hơn 477 tỷ đồng