MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Doanh nghiệp loay hoay tìm cách làm việc và quản trị từ xa khi dịch Covid chưa hồi kết

12-08-2020 - 08:00 AM | Doanh nghiệp

Trước làn sóng Covid thứ 2, liệu có kịch bản nào để không chỉ dừng lại ở duy trì mà còn tăng hiệu quả hoạt động công ty mùa dịch cũng như các biến động tiêu cực từ bên ngoài khác?

Theo Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch & Đầu tư) cho biết có gần 63.500 doanh nghiệp đã rút khỏi thị trường trong bảy tháng đầu năm 2020, tăng gần 11% so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này cho thấy những ảnh hưởng tiêu cực đáng kể của Covid đến doanh nghiệp. Trong bối cảnh đó cũng có không ít doanh nghiệp đã ứng phó kịp thời với biến động do Covid gây ra. Nhờ sử dụng các công cụ làm việc từ xa, các doanh nghiệp này có thể đảm bảo tính liên tục trong vận hành, sản xuất kinh doanh.

Tuy nhiên, việc ứng dụng đa phần chưa có sự chủ động trước rủi ro ngoại cảnh nên vẫn còn nhiều bất cập như: nhân viên chưa quen dẫn tới gián đoạn trong triển khai; hiệu suất làm việc thấp vì chưa tận dụng được hết tính năng; phần mềm lỗi hay chưa có sự đồng bộ dữ liệu nên nhiều bước trùng lặp giữa các phòng ban, quản lý khó theo dõi.

Theo ông Đỗ Tiến Long, CEO Công ty Tư vấn Quản lý OD CLICK, Chuyên gia tư vấn Phát triển Tổ chức và Chiến lược: "Dịch Covid đặt ra yêu cầu về quản trị, chủ động ứng phó với rủi ro của doanh nghiệp. Một nền tảng quản trị, vận hành tổng thể, kết hợp năng lực thích ứng của đội ngũ nhân lực được huấn luyện thuần thục và công nghệ trang bị, sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi bị gián đoạn do dịch bệnh cũng như ảnh hưởng tiêu cực từ biên động môi trường".

Tại Povar – một doanh nghiệp phân phối sàn gỗ với nhiều đại lý lớn trên toàn quốc, ban lãnh đạo luôn ưu tiên tính linh động trong quản lý, vận hành doanh nghiệp ngay từ ngày đầu. Điều này đã giúp Povar không bị gián đoạn hoạt động hay giảm năng suất của khối back-office khi giãn cách xã hội xảy ra.

Đại diện Povar cho biết, họ luôn hướng tới tính kết nối dữ liệu giữa các bộ phận, làm sao để giảm bước nhập liệu trùng lặp giữa các phòng ban. Khi kinh doanh bán hàng sẽ nhập dữ liệu lên hệ thống CRM và tự động ghi nhận doanh số vào phần mềm kế toán. Hiện Povar đã chuyển đổi toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp online với hệ thống các phần mềm kế toán, hóa đơn điện tử, bán hàng và quản lý công việc đều trên nền tảng MISA AMIS nhằm đảm bảo được tính liên thông dữ liệu cao nhất. Người làm công tác quản lý cũng dễ dàng nắm bắt và ra quyết định nhờ các báo cáo tổng quan hay đầy đủ, chi tiết của từng bộ phận trên một ứng dụng duy nhất thay vì phải trao đổi, kiểm tra riêng từng phòng ban.

Doanh nghiệp loay hoay tìm cách làm việc và quản trị từ xa khi dịch Covid chưa hồi kết - Ảnh 1.

Mô hình liên kết dữ liệu thông qua nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất tại Povar

Theo MISA – đơn vị đang cung cấp nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS để số hóa hoạt động quản trị cho hơn 12.000 doanh nghiệp - thì nhu cầu của khách hàng về sử dụng phần mềm nhằm hỗ trợ làm việc từ xa của doanh nghiệp tăng cao trong thời gian dịch để dễ dàng truy cập hay nhập dữ liệu vào máy chủ công ty. Nhờ đó, nhân viên không cần đến công ty lấy chứng từ hay lo sợ bị mất dữ liệu khi thay đổi môi trường làm việc.

Doanh nghiệp loay hoay tìm cách làm việc và quản trị từ xa khi dịch Covid chưa hồi kết - Ảnh 2.

Chợ ứng dụng từ MISA AMIS

Nền tảng này như một chợ ứng dụng, gồm hơn 12 phần mềm từ kế toán, nhân sự, bán hàng, hóa đơn điện tử, chữ ký số, marketing đến quản lý công việc… Tùy vào nhu cầu, quy mô mà doanh nghiệp lựa chọn gói khác nhau. Dữ liệu của MISA AMIS được lưu trữ trên Cloud và liên kết chặt chẽ giữa các phòng ban, không chỉ giúp nhân viên giảm bước nhập dữ liệu mà còn đáp ứng yêu cầu làm việc, quản lý từ xa.

Có thể thấy, lợi ích rõ nhất của nền tảng như MISA AMIS nằm ở việc thu hẹp khoảng cách giữa các phòng ban và lưu trữ dữ liệu online. Đây cũng chính là chìa khóa tăng tính linh động, ứng phó kịp thời với rủi ro ngoại cảnh như dịch Covid nhằm duy trì, thậm chí gia tăng hiệu quả vận hành, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Việc ứng dụng phần mềm trong số hóa hoạt động công ty cũng được xem là bước đầu tiên của chuyển đổi số - xu hướng tất yếu của doanh nghiệp. Khi mà khách hàng đang có sự dịch chuyển mạnh mẽ trong xu hướng tiêu dùng trên môi trường số từ giao tiếp, tương tác đến mua sắm online, thanh toán điện tử…, doanh nghiệp bắt buộc phải có thay đổi mạnh mẽ để trở thành doanh nghiệp số, bắt kịp yêu cầu của khách hàng.

Tìm hiểu thêm chuyển đổi số và cách thức quản trị tổng thể doanh nghiệp từ xa tại đây.

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

Từ Khóa:
Trở lên trên