Doanh nghiệp logistics trong nước bị hạn chế về sân chơi cả chiều mua và bán?
Mặc dù khoảng 95% doanh nghiệp logistics hiện đang hoạt động là doanh nghiệp Việt Nam, nhưng chủ yếu lại là doanh nghiệp nhỏ, quy mô hạn chế cả về vốn và nhân lực cũng như kinh nghiệm hoạt động quốc tế.
- 21-04-2021Nikkei Asia: Việt Nam là nước ASEAN đầu tiên được Nhật Bản nhắm đến trong thỏa thuận chia sẻ dầu mỏ
- 20-04-2021Dây chuyền điện thoại thông minh tại Việt Nam của LG sẽ chuyển thành nhà máy sản xuất hàng gia dụng?
- 20-04-2021Tình trạng bong bóng trên thị trường tài sản có thể ảnh hưởng đến dự báo tăng trưởng của Việt Nam
- 20-04-2021Giáo sư Mỹ tiết lộ cội nguồn cải cách ở Quảng Ninh với 'nhiệm kỳ đặc biệt' từ 10 năm trước
Tại hội thảo "Phát triển thị trường logistics cho doanh nghiệp" diễn ra tại Hà Nội vừa qua, Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh nhấn mạnh, dịch vụ logistics là ngành có có tiềm năng phát triển rất lớn, đóng vai trò quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh nước ta hội nhập sâu rộng.
Theo đó, Thứ trưởng Khánh khẳng định, việc đẩy mạnh liên kết giữa các doanh nghiệp logistics với nhau, giữa doanh nghiệp logistics và doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sẽ thúc đẩy sự chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, tạo dựng niềm tin giữa các doanh nghiệp. Ngoài ra, còn hình thành mạng lưới các doanh nghiệp lớn, có năng lực dẫn dắt thị trường. Cơ quan quản lý nhà nước sẽ luôn đồng hành cùng các doanh nghiệp.
Khoảng 95% các doanh nghiệp logistics hiện đang hoạt động là doanh nghiệp Việt Nam. Mặc dù số lượng doanh nghiệp nhiều, song chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ, quy mô hạn chế cả về vốn và nhân lực cũng như kinh nghiệm hoạt động quốc tế, chưa có sự liên kết giữa các khâu trong chuỗi cung ứng logistics và giữa doanh nghiệp dịch vụ logistics với doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Do vậy, ở cả chiều mua và bán, doanh nghiệp logistics trong nước đều bị hạn chế về sân chơi. Tại hội thảo, một số doanh nghiệp nêu rõ năm 2020 là một trong những năm khó khăn cho nền kinh tế nói chung và lĩnh vực logistics nói riêng, thương mại toàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch Covid-19.
Đặc biệt, trong khi một số nơi các hoạt động logistics bị ngưng trệ vì dịch bệnh, một số phân khúc khác như logistics phục vụ thương mại điện tử lại trở nên quá tải vì số lượng người mua hàng và đơn giao hàng tại nhà tăng đột biến.
Báo cáo ResearchAndMmarket.com chỉ ra rằng, quy mô thị trường logistics toàn cầu ước đạt 3.215 tỷ USD vào năm 2021, tăng 17,6% so với năm 2020. Điều này cho thấy ngành logistics vẫn có tiềm năng phát triển rất lớn.