MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Doanh nghiệp ngoại và thách thức từ bài toán kinh doanh hiệu quả tại Việt Nam mùa Covid-19

18-08-2020 - 11:00 AM | Bất động sản

Hoạt động kinh doanh tại Việt Nam của các doanh nghiệp nước ngoài đã và đang gặp khó khăn do diễn biến phức tạp của Covid-19. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế vững mạnh, chiến lược phát triển bền vững thì đây là thời điểm then chốt để củng cố nội lực và hoàn thiện kế hoạch trước khi bứt phá.

Nhiều dự án khó "thành hình" do dịch kéo dài

Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, trong 6 tháng đầu năm 2020, vốn FDI vào Việt Nam giảm cả về số lượng cũng như tổng vốn đầu tư. Cụ thể, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài giảm 15.1% so với cùng kỳ năm 2019. Riêng tháng 6/2020, cả nước chỉ thu hút 1,79 tỷ USD, tương đương mức tăng nhẹ 3,1% so với cùng kỳ năm 2019. Sự sụt giảm vốn FDI khiến nhiều quyết định đầu tư mới, mở rộng quy mô dự án nước ngoài bị trì hoãn khi tình hình Covid-19 chưa ổn định. Trên thực tế, nguồn vốn đầu tư cấp mới tuy có tăng nhẹ nhưng chủ yếu đến từ các dự án lớn đã được nộp hồ sơ và đàm phán trong một thời gian dài trước đó.

Ngoài việc gây thiếu hụt nguồn vốn FDI, dịch Covid-19 còn làm gián đoạn ngành Bất động sản với những khó khăn về pháp lý và thủ tục hành chính. Hàng loạt các dự án bị rà soát cũng như việc thay đổi các quy định, tiêu chuẩn cấp phép của Việt Nam khiến các chủ đầu tư mất nhiều thời gian trong quá trình hoàn thiện các thủ tục pháp lý cần thiết để triển khai dự án.

Tuy nhiên, chỉ số dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2020 đang ở mức 3,5-4% và Việt Nam đang kiểm soát dịch hiệu quả nên hiện vẫn có nhiều doanh nghiệp ngoại đang chờ đợi cơ hội đầu tư vào Việt Nam. Có chỉ số người tiêu dùng lạc quan cao thứ hai Thế giới, không cần đóng cửa hoàn toàn nền kinh tế là lý do chính khiến các nhà đầu tư nước ngoài cảm thấy an tâm khi bước chân vào thị trường Việt Nam. Theo thống kê của VCCI, hiện có 42% trong số 67% doanh nghiệp nước ngoài muốn chuyển sang đầu tư tại Việt Nam.

Doanh nghiệp ngoại thích nghi với trạng thái "bình thường mới" và tìm cơ hội phát triển

Văn hoá kinh doanh quốc tế vốn đòi hỏi doanh nghiệp cần linh hoạt và thích nghi nhanh với sự thay đổi liên tục của thị trường. Trong mùa Covid-19, lợi thế này càng được các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam phát huy đáng kể trong trạng thái "bình thường mới" như việc nỗ lực duy trì bộ máy vận hành và áp dụng chiến lược chuẩn bị phương án quay lại thị trường sau mùa dịch. Để nhanh chóng thích nghi với thị trường trong giai đoạn mới, hầu hết các doanh nghiệp đã có những điều chỉnh kịp thời như: không tổ chức sự kiện đông người, tạo điều kiện về cơ sở kỹ thuật để nhân viên được làm việc online, cập nhật thường xuyên diễn biến dịch… Ngoài ra, một số doanh nghiệp với tiềm lực tài chính ổn định cũng đảm bảo đầy đủ thu nhập và phúc lợi xã hội cho người lao động, giúp họ an tâm tiếp tục hướng đến mục tiêu tăng trưởng kinh doanh sau dịch.

Doanh nghiệp ngoại và thách thức từ bài toán kinh doanh hiệu quả tại Việt Nam mùa Covid-19 - Ảnh 1.

EZLand đã có những điều chỉnh kịp thời nhằm thích nghi với trạng thái "bình thường mới"

Cùng với những nỗ lực bình ổn duy trì hoạt động để đợi đến hết dịch, các doanh nghiệp đã chủ động tìm kiếm cơ hội phát triển trong bối cảnh thị trường mới. Đặc biệt trong ngành bất động sản, theo khảo sát cho thấy sự gia tăng hàng năm của nhu cầu nhà ở phân khúc dự án căn hộ hạng B, C tại TP. HCM chiếm tỉ trọng cao hơn các phân khúc khác. Chính vì vậy, ngay từ những ngày đầu tham gia thị trường Việt Nam, EZLand – một chủ đầu tư đến từ châu Âu đã cho thấy những nỗ lực không ngừng nghỉ trong quá trình phát triển sản phẩm nhà ở tầm trung, lập kế hoạch nghiên cứu và phát triển các dự án bất động sản bền vững theo tiêu chuẩn ESG nhằm hướng đến sứ mệnh bảo vệ môi trường và khuyến khích lối sống "xanh" trong cộng đồng. Với cam kết "phủ xanh" toàn bộ danh mục dự án bằng hệ thống tiêu chuẩn EDGE Champion, EZLand không chỉ hướng tới mục tiêu đảm bảo lợi ích cho người mua nhà mà còn góp phần gia tăng nhận thức của khách hàng về lối sống bền vững.

Tài chính ổn định, pháp lý dự án minh bạch, cơ cấu giá sản phẩm đáp ứng nhu cầu thực tế của thị trường chính là những yếu tố nội tại giúp các chủ đầu tư nhìn thấy được cơ hội phát triển của phân khúc nhà ở tầm trung sau mùa dịch Covid-19. Dù tình hình có diễn biến phức tạp thì nhu cầu thực mua nhà làm chốn an cư hay đầu tư vẫn luôn luôn hiện hữu trong đại bộ phận khách hàng Việt Nam. Điều này đồng nghĩa với việc các chủ đầu tư như EZLand đang có những bước tiến rất vững chắc trong việc phát triển và định vị thương hiệu bất động sản trong thị trường vốn đang biến đổi từng ngày.

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên