Doanh nghiệp nước giải khát nội: “Bỏ quên” lợi thế “vườn nhà”
Mặc dù, có lợi thế về nguồn nguyên liệu trái cây nhiệt đới không thua kém Thái Lan, nhưng công nghệ chế biến nước giải khát từ nguyên liệu hoa quả của Việt Nam lại có khoảng cách khá xa với nước này.
- 28-04-2016Nước giải khát giá rẻ - Sinh mạng liệu cũng rẻ?
- 20-11-2015Nước giải khát bị gian lận nhiều nhất
- 17-11-2014Đại gia bất động sản “Đường bia” lấn sân sang nước giải khát có ga
Chuyên gia tư vấn chiến lược Robert Trần nhận xét thẳng thắn rằng, trái cây trong nước đến mùa thường rơi vào tình trạng không có người mua, bị bán đổ bán tháo, hoặc hái bỏ hoặc may mắn hơn là trông chờ vào các cuộc giải cứu. Song thực tế, bài toán dễ nhất và hiệu quả nhất là đầu tư vào công nghệ chế biến dường như không thấy ai làm đến nơi đến chốn.
“Chúng ta thích làm cái dễ, thích sử dụng hương liệu hơn là dùng công nghệ để bảo quản, “ép” những nguyên liệu thật đó thành sản phẩm tốt để tiêu thụ ngay tại thị trường nội địa” – ông Robert Trần chia sẻ.
Theo các chuyên gia, việc đầu tư vào công nghệ chế biến đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải tính đến bài toán lâu dài, quy hoạch vùng nguyên liệu, liên kết với nông dân… Việc này không đơn giản, đòi hỏi doanh nghiệp phải có tiềm lực vốn cũng như quản trị bài bản, chuyên nghiệp. Đó là lý do khiến doanh nghiệp nội “ngại” đầu tư.
Chỉ trong vòng 15 năm, sản lượng nước giải khát tại thị trường Việt Nam tăng gấp 6 lần, và đang được định vị là ngành “hot” nhất trong nhóm hàng thực phẩm tiêu dùng nhanh.
Theo báo cáo của Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam chỉ trong vòng 15 năm, sản lượng nước giải khát tại thị trường Việt Nam tăng gấp 6 lần, từ 800 triệu lít vào năm 2000 lên 4,8 tỉ lít trong năm 2015 và đang được định vị là ngành “hot” nhất trong nhóm hàng thực phẩm tiêu dùng nhanh.
Có lẽ đây là lý do mà suốt nhiều thập niên qua, thị trường nước giải khát luôn diễn ra các cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước. Không ít doanh nghiệp Việt đã bị thâu tóm, những thương hiệu đình đám một thời đã rơi vào tay doanh nghiệp nước ngoài.
Thị trường nước giải khát có gas: DN nội đủ sức thay đổi cục diện ? Thị trường đồ uống và nước giải khát VN: Cuộc chiến chưa hồi kết Doanh nghiệp nước giải khát tăng tốc đầu tư
Điển hình như thương hiệu Tribeco, mặc dù đã có lịch sử 20 năm hoạt động và luôn được người tiêu dùng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao trong hơn 11 năm liền trước đó. Thời điểm năm 2000, sản phẩm sữa đậu nành Tribeco được xem là “vô đối” trong dòng sản phẩm nước uống thiên nhiên có lợi cho sức khỏe. Thế nhưng, sau khi lần lượt bán cổ phần cho các đối tác ngoại là Uni-President cùng lúc với việc xây dựng thêm 2 nhà máy để mở rộng sản xuất thì Công ty bắt đầu rơi vào cảnh nợ nần.
Bên cạnh bị thâu tóm, không ít thương hiệu Việt đã rơi vào thế lép vế, vắng bóng dần trên thị trường do không thể cạnh tranh, như Cty cổ phần nước giải khát Chương Dương. Sự yếu thế trong các hoạt động quảng bá khiến thương hiệu này một lần nữa bị lu mờ để rồi người tiêu dùng gần như không biết đến các sản phẩm khác của Chương Dương ngoài xá xị.
Trong cuộc chia sẻ mới đây, về chiến lược phát triển của thị trường nước giải khát của khối nội, ông Lê Phụng Hào – Chủ tịch Hiệp hội Marketing Việt Nam cho rằng, với mức tăng trưởng của thị trường nước giải khát, thị trường không phải là vấn đề đáng lo ngại, doanh nghiệp nội chỉ cần tìm sự khác biệt và thị trường ngách cùng với các sản phẩm riêng.
Ví dụ sản xuất ra các loại nước uống có nguồn nguyên liệu hoa quả đặc thù của Việt Nam như: vải, xoài… hay đưa ra sản phẩm dành cho phân khúc khách hàng có thu nhập trung bình, giới học sinh, sinh viên… Nhưng điều đặc biệt quan trọng là các sản phẩm phải thể hiện được yếu tố “thật”, tránh dùng những hương liệu công nghiệp vì khi nền kinh tế ngày càng phát triển, người tiêu dùng càng quan tâm tới yếu tố có lợi cho sức khỏe.
Diễn đàn doanh nghiệp