12 năm không bình thường của Metro Việt Nam
Lỗ liên tục trong các năm, nhưng Metro Việt Nam vẫn không ngừng mở rộng thị trường.
- 08-08-2014Metro Việt Nam chính thức được mua lại với giá 879 triệu USD
- 07-08-2014Thấy gì từ việc đại gia Thái Lan mua lại Metro Việt Nam?
Sau sự kiện Metro được chuyển sang tay cho tỷ phú người Thái mới đây với giá 879 triệu USD, một nghi vấn không khỏi được đặt ra, là liệu hoạt động kinh doanh của Metro tại Việt Nam trong suốt hơn 12 năm qua có thực sự lỗ?
Lỗ lớn, vẫn kinh doanh lớn
Tập đoàn Metro có mặt tại thị trường Việt Nam năm 2002 với lĩnh vực kinh doanh bán sỉ. Đây là mô hình bán buôn hiện đại duy nhất ở Việt Nam từ trước đến nay.
Ngay khi bước vào kinh doanh tại Việt Nam, Metro đã được biết đến không chỉ là nơi cung cấp các sản phẩm, hàng hóa bán buôn và còn có mức giá cạnh tranh trên thị trường.
Sở hữu lượng khách hàng khổng lồ và lượng tiêu thụ hàng hóa vượt trội nên Metro Cash & Carry hiện là mảng kinh doanh đem lại nhiều doanh thu nhất cho tập đoàn.
Tại Việt Nam, Metro không ngừng mở rộng thị trường. Đến nay, hệ thống các siêu thị bán lẻ của Metro lại liên tục tăng và mở rộng tại nhiều tỉnh thành từ Bắc vào Nam, hiện Metro có tới 19 trung tâm với hơn 4.000 nhân viên.
Thế nhưng, dù doanh thu tăng liên tục qua các năm, song theo thống kê của Cục Thuế TP.HCM, kết quả kinh doanh của Metro vẫn... lỗ triền miên. Nên từ khi thành lập đến nay, Metro chưa phải đóng một đồng thuế thu nhập doanh nghiệp nào.
Tính đến năm 2012, Metro lỗ lũy kế lên đến 598 tỷ đồng.
Là một trong những doanh nghiệp FDI có con số thua lỗ lớn nhất Việt Nam nhưng Công ty TNHH Metro Cash & Carry Việt Nam vẫn có thể được bán với giá 500 triệu USD.
Lý giải nguyên nhân khiến doanh nghiệp này thua lỗ kéo dài, đại diện của Metro đã cho rằng do phải tập trung mở rộng đầu tư.
Cụ thể là, Metro phải bỏ ra khoản chi phí khá lớn như đầu tư cho trang thiết bị, tiền thuê đất, đền bù, giải tỏa, quản lý… mới có thể xây dựng được một trung tâm bán sỉ, con số đó tương đương với khoảng 300 - 400 tỷ đồng.
Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra. Tại sao dù lỗ liên tục trong các năm, nhưng Metro Việt Nam vẫn không ngừng mở rộng thị trường? Vì sao kinh doanh ở Việt Nam lỗ nặng như vậy, nhưng Metro Việt Nam vẫn bán được cho Tập đoàn Berli Jucker (BJC) Thái Lan với giá 879 triệu USD?...
Không bình thường
Kết quả khảo sát và phân tích về hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam năm 2013 của nhóm nghiên cứu Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) cho thấy, khoảng 20% doanh nghiệp FDI thực hiện việc chuyển lợi nhuận nhằm giảm gánh nặng thuế, nên nhiều doanh nghiệp FDI tuy liên tục khai lỗ nhưng vẫn đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh.
Theo chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành, thông tin Metro Việt Nam đã được bán cho doanh nghiệp bán lẻ đến từ Thái Lan chưa thể khẳng định rằng doanh nghiệp này có chuyển giá hay không.
Tuy nhiên, Metro đã hoạt động ở Việt Nam hơn chục năm nay mà năm nào cũng báo lỗ, thì đây là một dấu hiệu không bình thường và khó hiểu.
“Chẳng doanh nghiệp nào mà đầu tư kinh doanh hết hàng mấy trăm triệu đô, rồi để lỗ như vậy. Đã lỗ triền miên năm này qua năm khác, lại vẫn liên tục đầu tư và mở rộng mạng lưới kinh doanh. Nếu có lỗ thì chỉ lỗ 3-4 năm đầu mà thôi, chứ không thể lỗ kéo dài đến hơn chục năm liền”, chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành khẳng định.
Nhiều ý kiến lập luận rằng, có lẽ việc Metro công bố lỗ triền miên như vậy là có mục đích, đó là vì Metro không muốn nộp thuế ở Việt Nam, và nếu đúng như vậy, thì đấy có thể xem như một dạng "chiến lược kinh doanh" của doanh nghiệp này.
>> Vì sao Metro tàn mộng trở thành đại gia trên đất Việt?
Lỗ lớn, vẫn kinh doanh lớn
Tập đoàn Metro có mặt tại thị trường Việt Nam năm 2002 với lĩnh vực kinh doanh bán sỉ. Đây là mô hình bán buôn hiện đại duy nhất ở Việt Nam từ trước đến nay.
Ngay khi bước vào kinh doanh tại Việt Nam, Metro đã được biết đến không chỉ là nơi cung cấp các sản phẩm, hàng hóa bán buôn và còn có mức giá cạnh tranh trên thị trường.
Sở hữu lượng khách hàng khổng lồ và lượng tiêu thụ hàng hóa vượt trội nên Metro Cash & Carry hiện là mảng kinh doanh đem lại nhiều doanh thu nhất cho tập đoàn.
Tại Việt Nam, Metro không ngừng mở rộng thị trường. Đến nay, hệ thống các siêu thị bán lẻ của Metro lại liên tục tăng và mở rộng tại nhiều tỉnh thành từ Bắc vào Nam, hiện Metro có tới 19 trung tâm với hơn 4.000 nhân viên.
Thế nhưng, dù doanh thu tăng liên tục qua các năm, song theo thống kê của Cục Thuế TP.HCM, kết quả kinh doanh của Metro vẫn... lỗ triền miên. Nên từ khi thành lập đến nay, Metro chưa phải đóng một đồng thuế thu nhập doanh nghiệp nào.
Tính đến năm 2012, Metro lỗ lũy kế lên đến 598 tỷ đồng.
Là một trong những doanh nghiệp FDI có con số thua lỗ lớn nhất Việt Nam nhưng Công ty TNHH Metro Cash & Carry Việt Nam vẫn có thể được bán với giá 500 triệu USD.
Lý giải nguyên nhân khiến doanh nghiệp này thua lỗ kéo dài, đại diện của Metro đã cho rằng do phải tập trung mở rộng đầu tư.
Cụ thể là, Metro phải bỏ ra khoản chi phí khá lớn như đầu tư cho trang thiết bị, tiền thuê đất, đền bù, giải tỏa, quản lý… mới có thể xây dựng được một trung tâm bán sỉ, con số đó tương đương với khoảng 300 - 400 tỷ đồng.
Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra. Tại sao dù lỗ liên tục trong các năm, nhưng Metro Việt Nam vẫn không ngừng mở rộng thị trường? Vì sao kinh doanh ở Việt Nam lỗ nặng như vậy, nhưng Metro Việt Nam vẫn bán được cho Tập đoàn Berli Jucker (BJC) Thái Lan với giá 879 triệu USD?...
Không bình thường
Kết quả khảo sát và phân tích về hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam năm 2013 của nhóm nghiên cứu Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) cho thấy, khoảng 20% doanh nghiệp FDI thực hiện việc chuyển lợi nhuận nhằm giảm gánh nặng thuế, nên nhiều doanh nghiệp FDI tuy liên tục khai lỗ nhưng vẫn đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh.
Theo chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành, thông tin Metro Việt Nam đã được bán cho doanh nghiệp bán lẻ đến từ Thái Lan chưa thể khẳng định rằng doanh nghiệp này có chuyển giá hay không.
Tuy nhiên, Metro đã hoạt động ở Việt Nam hơn chục năm nay mà năm nào cũng báo lỗ, thì đây là một dấu hiệu không bình thường và khó hiểu.
“Chẳng doanh nghiệp nào mà đầu tư kinh doanh hết hàng mấy trăm triệu đô, rồi để lỗ như vậy. Đã lỗ triền miên năm này qua năm khác, lại vẫn liên tục đầu tư và mở rộng mạng lưới kinh doanh. Nếu có lỗ thì chỉ lỗ 3-4 năm đầu mà thôi, chứ không thể lỗ kéo dài đến hơn chục năm liền”, chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành khẳng định.
Nhiều ý kiến lập luận rằng, có lẽ việc Metro công bố lỗ triền miên như vậy là có mục đích, đó là vì Metro không muốn nộp thuế ở Việt Nam, và nếu đúng như vậy, thì đấy có thể xem như một dạng "chiến lược kinh doanh" của doanh nghiệp này.
>> Vì sao Metro tàn mộng trở thành đại gia trên đất Việt?
Theo Hồng Minh