MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

55% doanh nghiệp e ngại khi thiếu... phong bì

14-12-2015 - 07:28 AM | Doanh nghiệp

Tình trạng phải chi trả chi phí không chính thức trong lĩnh vực thuế vẫn là quan ngại của nhiều Hiệp hội doanh nghiệp. 55% doanh nghiệp bị tâm lý e ngại nếu không chi, doanh nghiệp sẽ bị phân biệt đối xử.

Thông tin công bố tại hội thảo Công bố báo cáo kết quả chương trình phối hợp giám sát thuế – hải quan năm 2015 tổ chức cuối tuần qua.

Theo ông Đậu Anh Tuấn – Trưởng Ban Pháp chế, VCCI, đánh giá tình hình thực hiện các thủ tục hành chính về Thuế, báo cáo nêu rõ Thông tin chính sách pháp luật về thuế tương đối dễ tiếp cận. Qua quan sát thực tế và tổng hợp từ các tổ chức hội viên, thành viên, có 70% các hiệp hội doanh nghiệp và liên minh HTX cho biết các thông tin về thủ tục hành chính trong lĩnh vực Thuế là sẵn có, dễ tìm.

Tỉ lệ các đơn vị cho biết thông tin thủ tục hành chính thuế được cung cấp thống nhất hoặc cách bố trí cán bộ đón tiếp thuận tiện ở mức tương đối cao (khoảng 57%). 55% đánh giá biểu mẫu thủ tục hành chính dễ hiểu.Tuỵ nhiên, mới chỉ 44% đánh giá thông tin được cơ quan Thuế cung cấp nhanh chóng, kịp thời. 41% đơn vị cho biết thông tin về thủ tục hành chính thuế là đơn giản, dễ hiểu.

Tuy nhiên, nỗi sợ "bôi trơn", phong bì còn đè nặng các doanh nghiệp. Thanh kiểm tra thuế, hoàn thuế, miễn giảm thuế là ba nhóm thủ tục được các hiệp hội doanh nghiệp cho rằng còn nhiều phiền hà. Các phiền hà này có thể là thời gian giải quyết quá dài (68%) hoặc bị yêu cầu cung cấp thêm thông tin không cần thiết (54%).

Ông Đậu Anh Tuấn thông tin tiếp, báo cáo cho thấy tác phong phục vụ của cán bộ ngành thuế được đánh giá khá tích cực về thái độ giao tiếp lịch sự, đúng mực, tôn trọng doanh nghiệp, 28% đơn vị đánh giá tốt và rất tốt và 55% đánh giá khá. Tuy nhiên về thái độ tận tình, chu đáo của của công chức thuế vẫn còn 26% đánh giá là chưa tốt.

Tình trạng doanh nghiệp phải chi trả chi phí không chính thức trong lĩnh vực thuế vẫn là quan ngại của nhiều Hiệp hội và Liên minh HTX. Tâm lý e ngại nếu không chi, doanh nghiệp sẽ bị phân biệt đối xử (như kéo dài thời gian, yêu cầu bổ sung giấy tờ) vẫn phổ biến (55%).

Ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TƯ, hiện nay có hơn 300 văn bản kiểm tra chuyên ngành. Chính điều này đã gây ra tình trạng “8 không” của các quy định pháp luật Việt Nam. Đó là không cụ thể, không rõ ràng, không nhất quán, không minh bạch, không hợp lý, không tiên lượng được, không hiệu quả và không hiệu lực. “Chính việc thực hiện kiểm tra chuyên ngành làm giảm tốc độ, gây khó khăn cho việc thông quan” – ông Cung nói.

Hiện tại, các cơ quan Hải quan vẫn kiểm tra khoảng 35% số lô hàng xuất khẩu trong khi các nước khác chỉ kiểm tra 5,6% tổng lô hàng xuất nhập khẩu.

Ngoài ra, việc kiếm tra này cũng liên quan tới hơn 10 Bộ. Dưới mỗi Bộ lại có hàng trăm đơn vị liên quan dẫn tới quá trình mất thời gian, phiền hà tốn kém cho doanh nghiệp.

Theo PV

Infonet

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên