9 doanh nghiệp niêm yết BĐS hàng đầu: Đã vay gần 1 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm
19.520 tỷ đồng là số tiền vay nhận được trong 9 tháng đầu năm của 10 doanh nghiệp niêm yết ngành bất động sản hàng đầu. Trong kỳ nhóm doanh nghiệp này cũng đã trả nợ gốc gần 11.530 tỷ đồng.
Thống
kê từ Báo cáo Tài chính hợp nhất của nhóm doanh nghiệp bất động sản niêm yết
trên Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh gồm: BCI, HAG, ITC, NBB, NTL,
PDR, QCG, TDH, HDC, VIC cho thấy:
Số dư tiền gửi và tiền mặt tại ngày 30/09/2012 đã tăng 13,75% so với thời điểm đầu năm 2012, đạt mức 5.686,8 tỷ đồng; trong đó VIC và HAG là 2 doanh nghiệp đang có lượng tiền mặt lớn nhất.
VIC và BCI, QCG là 3 doanh nghiệp có lượng tiền mặt tại thời điểm cuối kỳ tăng lên.
Hàng tồn kho – được hiểu là tiền đầu tư vào các dự án, sản phẩm đang dang dở, bao gồm cả các dự án chỉ đang ở giai đoạn san lấp mặt bằng: Tại thời điểm 30/09/2012 đã tăng 18,5% so với đầu năm đạt mức 35.001 tỷ đồng.
3 doanh nghiệp có hàng tồn kho giảm đáng kể là HAG, NTL và TDH.
Vay và nợ ngắn hạn: Tại ngày 30/09/2012, tổng dư nợ của 10 doanh nghiệp này đạt 9.217 tỷ đồng, giảm 11,8% so với đầu năm. Hầu hết các doanh nghiệp trong nhóm có số dư nợ vay ngắn hạn giảm.
Tuy nhiên, xét về bản chất chỉ có 3 doanh nghiệp là HDC, TDH, BCI là có ngân lưu chi trả nợ gốc lớn hơn nhận nợ trong kỳ. Trong 9 tháng đầu năm có 9 doanh nghiệp (loại trừ BCI) đã nhận 19.619,6 tỷ đồng tiền nợ vay được giải ngân – tương đương 938,4 triệu USD và 10 doanh nghiệp đã chi trả nợ gốc 12.261,4 tỷ đồng.
Mức nhận nợ và chi trả nợ gốc trong 9 tháng đầu năm đã tăng lần lựt 59% và 46% so với cùng kỳ năm trước.
Thêm vào đó, chi phí lãi vay tính chung cho 10 doanh nghiệp trong 9 tháng đầu năm đã tăng 21% so với cùng kỳ năm trước.
Lãi suất cho vay trên thị trường đã giảm; dư nợ vay ngắn hạn đã giảm nhưng chi phí trả lãi vay vẫn tăng, giải ngân nợ trong kỳ tăng cho thấy nhóm ít doanh nghiệp đã chuyển dịch nợ từ ngắn hạn sang dài hạn; và thực hiện đảo nợ trong kỳ.
9 tháng đầu năm, tổng doanh thu thuần của 10 doanh nghiệp đạt 10.207 tỷ đồng, tăng 94,9%; lãi trước thuế chỉ đạt mức 2.932 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên sự tăng trưởng này khó phản ánh thực trạng của nhóm ngành này do nguyên nhân tăng từ VIC và HAG – đây cũng là 2 doanh nghiệp chiếm tỷ trọng doanh thu, lợi nhuận lớn nhất.
Số dư tiền gửi và tiền mặt tại ngày 30/09/2012 đã tăng 13,75% so với thời điểm đầu năm 2012, đạt mức 5.686,8 tỷ đồng; trong đó VIC và HAG là 2 doanh nghiệp đang có lượng tiền mặt lớn nhất.
VIC và BCI, QCG là 3 doanh nghiệp có lượng tiền mặt tại thời điểm cuối kỳ tăng lên.
Hàng tồn kho – được hiểu là tiền đầu tư vào các dự án, sản phẩm đang dang dở, bao gồm cả các dự án chỉ đang ở giai đoạn san lấp mặt bằng: Tại thời điểm 30/09/2012 đã tăng 18,5% so với đầu năm đạt mức 35.001 tỷ đồng.
3 doanh nghiệp có hàng tồn kho giảm đáng kể là HAG, NTL và TDH.
Vay và nợ ngắn hạn: Tại ngày 30/09/2012, tổng dư nợ của 10 doanh nghiệp này đạt 9.217 tỷ đồng, giảm 11,8% so với đầu năm. Hầu hết các doanh nghiệp trong nhóm có số dư nợ vay ngắn hạn giảm.
Tuy nhiên, xét về bản chất chỉ có 3 doanh nghiệp là HDC, TDH, BCI là có ngân lưu chi trả nợ gốc lớn hơn nhận nợ trong kỳ. Trong 9 tháng đầu năm có 9 doanh nghiệp (loại trừ BCI) đã nhận 19.619,6 tỷ đồng tiền nợ vay được giải ngân – tương đương 938,4 triệu USD và 10 doanh nghiệp đã chi trả nợ gốc 12.261,4 tỷ đồng.
Mức nhận nợ và chi trả nợ gốc trong 9 tháng đầu năm đã tăng lần lựt 59% và 46% so với cùng kỳ năm trước.
Thêm vào đó, chi phí lãi vay tính chung cho 10 doanh nghiệp trong 9 tháng đầu năm đã tăng 21% so với cùng kỳ năm trước.
Lãi suất cho vay trên thị trường đã giảm; dư nợ vay ngắn hạn đã giảm nhưng chi phí trả lãi vay vẫn tăng, giải ngân nợ trong kỳ tăng cho thấy nhóm ít doanh nghiệp đã chuyển dịch nợ từ ngắn hạn sang dài hạn; và thực hiện đảo nợ trong kỳ.
9 tháng đầu năm, tổng doanh thu thuần của 10 doanh nghiệp đạt 10.207 tỷ đồng, tăng 94,9%; lãi trước thuế chỉ đạt mức 2.932 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên sự tăng trưởng này khó phản ánh thực trạng của nhóm ngành này do nguyên nhân tăng từ VIC và HAG – đây cũng là 2 doanh nghiệp chiếm tỷ trọng doanh thu, lợi nhuận lớn nhất.
Q. Nguyễn
Trí Thức Trẻ
Theo Trí Thức Trẻ
Copy link
Link bài gốc
Lấy link!