MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chủ tịch Pjico: "2013 là năm khó khăn nhất của ngành bảo hiểm trong 2 thập niên trở lại đây"

01-02-2014 - 13:30 PM | Doanh nghiệp

Trong điều kiện lợi nhuận chỉ đạt 63% kế hoạch, việc chi trả cổ tức ở tỷ lệ cao hơn lãi suất ngân hàng là một nỗ lực của Pjico.

Năm 2013 là năm đầu tiên Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (Pjico - PGI) chuyển đổi mô hình sang Tổng công ty. Kết quả kinh doanh năm 2013 có vẻ chững lại với 85,5 tỷ đồng LNST, tương đương 63% kế hoạch. Việc chuyển đổi mô hình Tổng công ty được tiến hành trong điều kiện năm 2013 được đánh giá là năm khó khăn nhất trong vòng 20 năm qua của Tổng công ty.

Chúng tôi đã có cuộc trao đổi cởi mở với ông Nguyễn Văn Tiến - Chủ tịch HĐQT Pjico.

-Năm 2013 được Pjico đánh giá là năm khó khăn nhất trong 20 năm gần đây. Trong khi đó, năm 2012 mới là năm nền kinh tế lao đao nhất. Ông có thể cho biết thêm về điều này?

Thứ nhất, ngành bảo hiểm nói chung, bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng là một ngành dịch vụ, là

Ngành bảo hiểm đã trải qua giai đoạn tăng trưởng khá nóng. Với sự phát triển đó, việc quản trị thường là không theo kịp. Đến một lúc nào đó đòi hỏi hoạt động đó cần được cơ cấu lại, sắp xếp lại cũng như đánh giá lại một cách khách quan hơn nữa để chuẩn bị cho chu kỳ phát triển tiếp theo.

ngành hậu cần của nền kinh tế. Ảnh hưởng của hoạt động nền kinh tế nói chung đến ngành bảo hiểm bao giờ cũng có độ trễ nhất định. Khi xảy ra các rủi ro của các ngành kinh doanh khác, ngành bảo hiểm phải chấp nhận, bắt tay vào xử lý những rủi ro đó.

Thứ hai, ngành bảo hiểm đã trải qua giai đoạn tăng trưởng khá nóng. Với sự phát triển đó, việc quản trị thường là không theo kịp. Đến một lúc nào đó đòi hỏi hoạt động đó cần được cơ cấu lại, sắp xếp lại cũng như đánh giá lại một cách khách quan hơn nữa để chuẩn bị cho chu kỳ phát triển tiếp theo.

Đó là 2 nguyên nhân chính khiến 2013 là năm mà chúng tôi đánh giá khó khăn nhất trong vòng 20 năm trở lại đây.

- Có những thời điểm cán bộ quản lý của Pjico nhiều hơn cả nhân viên. Sau ĐHCĐ thường niên, vấn đề cải tổ quản lý, việc siết chặt cơ cấu tổ chức ở Pjico đã được tiến hành như thế nào, thưa ông?

Sau ĐHCĐ, nghị quyết đã được thông qua với chương trình tái cơ cấu. Trước hết là việc tái cơ cấu tổ chức bộ phận văn phòng. Công ty chủ trương sắp xếp lại các phòng ban phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ kinh doanh cụ thể, bám sát mục tiêu phục vụ khách hàng. Chức năng nhiệm vụ và cách thức tổ chức quản lý các phòng nghiệp vụ được rà soát lại. Thái độ phục vụ ngay trong nội bộ công ty cũng được chấn chỉnh đảm bảo thông tin được thông suốt, mạch lạc, trung thực.

Chúng tôi đánh giá cán bộ theo năng lực chuyên môn và sắp xếp lại cho hợp lý.

Sau khi theo dõi một số đơn vị yếu kém trong hệ thống, chúng tôi đã có quyết định thuyên chuyển, thay đổi lãnh đạo của đơn vị và chú trọng các cán bộ trẻ, có nhiệt huyết, được đào tạo bài bản nhưng chưa có kinh nghiệm thực tiễn. Có bạn sinh năm 82 đã được chúng tôi bổ nhiệm làm giám đốc các công ty thành viên.

Chúng tôi cũng có chương trình mua sắm phần mềm về công tác quản trị kế toán riêng cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Phần mềm CNTT quản lý nghiệp vụ vẫn đang thực hiện, đến tháng 6 bắt đầu chạy thử và đưa vào hoạt động chính thức vào năm 2015. Chúng tôi đã chuẩn bị được 2 năm cho phần mềm quản lý này.

Việc đầu tư công nghệ tiêu tốn hết khoảng 58 tỷ đồng của Pjico.

-Thông thường đứng trước những hoạt động không mang lại lợi nhuận, không ít các doanh nghiệp lựa chọn giải pháp loại bỏ hoạt động đó. Đối với mảng kinh doanh bảo hiểm tàu thủy, Pjico lựa chọn thế nào?

Khó khăn của ngành vận tải biển trong những năm gần đây là hoàn toàn khách quan. Năm 2010, 2011, giá cước có lúc giảm tới 95%. Rủi ro hàng hải cũng gia tăng. Các yêu cầu của tổ chức IMO (Tổ chức hàng hải quốc tế) đặt ra ngày càng cao, khiến chi phí các doanh nghiệp vận tải biển tăng thêm. Đấy là chưa kể việc bảo trì bảo dưỡng tàu không được tiến hành thường xuyên và đầy đủ như yêu cầu. Rủi ro đối với các doanh nghiệp bảo hiểm thực sự đáng lo ngại.

Hiện tượng nợ phí bảo hiểm diễn ra ngày càng thường xuyên. Trong khi yêu cầu của các nhà tái bảo hiểm là rất cao.

Chúng tôi lựa chọn giải pháp cố gắng giữ những khách hàng truyền thống, thực hiện các chương trình nhằm duy trì hoạt động của 2 bên. Ví dụ xem xét mức phí hợp lý, thống nhất

Trên thực tế, không phải doanh nghiệp vận tải biển nào cũng thua lỗ. Pjico đánh giá cao những khách hàng như vậy, mặc dù họ yêu cầu chất lượng dịch vụ cao hơn, khắt khe hơn.

mức công nợ giữa 2 bên…Chúng tôi chủ trương giảm lỗ mảng hoạt động này ở mức chấp nhận được.

Hiện doanh thu bảo hiểm tàu thủy chiếm xung quanh 10% doanh thu bảo hiểm gốc của Pjico. Năm vừa qua, nhờ thay đổi nhân sự quản lý phòng bảo hiểm tàu thủy (trưởng phòng), số lỗ đã giảm từ 70 tỷ đồng (2012) xuống còn một nửa năm 2013. Các hợp đồng ký kết, tái tục có chất lượng ngày càng cao. Sự phối kết hợp giữa phòng bảo hiểm tàu thủy với các khách hàng ngày càng chặt chẽ.

Trên thực tế, không phải doanh nghiệp vận tải biển nào cũng thua lỗ. Pjico đánh giá cao những khách hàng như vậy, mặc dù họ yêu cầu chất lượng dịch vụ cao hơn, khắt khe hơn.

-Chi phí bồi thường vẫn là vấn đề đau đầu đối với các doanh nghiệp bảo hiểm, Pjico kiểm soát như thế nào?

Năm 2013, chi phí bồi thường của PGI giảm 3%, tương đương mức giảm 70 tỷ đồng trên toàn hệ thống. Kết quả này có được là sự kết hợp giữa HĐQT và Ban giám đốc của Pjico.

Cơ chế chính sách đã được thay đổi ngay từ đầu năm. Kế hoạch đã được phân công xác định, các vị trí trưởng bộ phận phải lĩnh hội và truyền đạt đến các thành viên trên cơ sở minh bạch.

-Cơ cấu doanh thu/lợi nhuận năm 2013 của PGI thế nào, thưa ông?

Nghiệp vụ bảo hiểm xe ô tô vẫn đang lỗ do tai nạn giao thông nhiều và nghiêm trọng. Bên cạnh đó còn có hiện tượng trục lợi bảo hiểm khá phổ biến

Hiện nay bảo hiểm xe cơ giới vẫn chiếm phần lớn, 50% doanh thu bảo hiểm gốc. Các mảng hoạt động còn lại chiếm khoảng từ 10-15% doanh thu. Về lợi nhuận, hiện nay trong hoạt động nghiệp vụ xe cơ giới chỉ có bảo hiểm xe máy lãi, xe ô tô lỗ (do tỷ lệ bồi thường cao – tai nạn giao thông nhiều và nghiêm trọng, bên cạnh còn có hiện tượng trục lợi bảo hiểm).

Chúng tôi đang xem xét lại toàn bộ danh mục đầu tư. Nếu hoạt động nào không có hiệu quả, có nhiều vấn đề, sẽ xét chuyển hướng. Chúng tôi đồng thời xem xét lại việc đầu tư vào lĩnh vực chứng khoán, bất động sản. Riêng bất động sản, Pjico đang cho thuê trụ sở của công ty tại Q3.Tp.HCM với tỷ lệ cho thuê gần đến 100%. Hết năm nay chỉ còn 3 sàn, đang cân nhắc giá cả. Nếu cho thuê hết, 1 năm có thể mang về 10 tỷ đồng….

Hiện Pjico chỉ còn khoảng 10 đơn vị đang phải thuê trụ sở.

Doanh thu bảo hiểm gốc ngoài việc đảm bảo khả năng thanh toán đúng theo quy định của Bộ tài chính. Các nguồn vốn nhàn rỗi được chúng tôi sử dụng thận trọng, sao cho mức độ rủi ro thấp nhất.

-Tình hình cổ tức năm 2013 như thế nào khi công ty mới chỉ hoàn thành 2/3 kế hoạch? Ngoài ra, mục tiêu lương bình quân 8,5 triệu đồng/người/tháng có được thực hiện không thưa ông?

Năm vừa qua, tình hình lãi suất xuống thấp hơn mức chúng tôi dự kiến từ đầu năm. Các ngân hàng cũng yêu cầu cao hơn đối với các doanh nghiệp như chúng tôi. Khoản thu từ đầu tư tài chính năm 2013 vì vậy giảm đi khoảng  50%.

Chúng tôi chỉ có thể chi trả cổ tức với tỷ lệ 8%, cao hơn mức lãi suất ngân hàng.

Việc tăng lương đối với cán bộ công nhân viên vẫn đảm bảo khoảng 8,3 triệu/người/tháng. Tuy nhiên, có một số bộ phận phải chấp nhận khoản lương cố định. Hiện có một số phòng ban được thưởng do kết quả thu được. Một số bộ phận thì không.

Để đảm bảo thu nhập cho cán bộ công nhân viên, chúng tôi đã thực hiện tiết kiệm chi tiêu trên toàn hệ thống, và đã tiết kiệm được 4 tỷ đồng trong năm vừa qua.

Xin chân thành cảm ơn ông.

Minh Thư

thunm

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên