Đa cấp Thiên Ngọc Minh Uy, Amway... đóng góp 500 tỷ đồng ngân sách năm 2015
Hiện nhiều công ty kinh doanh đa cấp có nhiều biểu hiện biến tướng, gây thiệt hại cho người dân. Song loại hình này cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam.
- 04-04-2016Thâm nhập "ổ" đa cấp Thiên Ngọc Minh Uy - Kỳ 1: Lật mánh cướp nhà, ba hoa lừa khách
- 04-04-2016Đa cấp Thiên Ngọc Minh Uy bị tố lừa đảo hàng tỷ đồng
- 08-12-2015Đa cấp Thiên Ngọc Minh Uy biến tướng, lừa đảo?
Đó là chia sẻ của Thứ trưởng Bộ Công Thương – Trần Quốc Khánh, bên lề cuộc làm việc với Ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban chỉ đạo 389) chiều 6/4.
Thứ trưởng lấy ví dụ, năm 2015, loại hình kinh doanh đa cấp có doanh thu và nộp ngân sách khá lớn, khoảng hơn 500 tỷ đồng trên tổng doanh thu toàn ngành. Ngoài nộp thuế VAT, các đơn vị còn nộp thuế thu nhập cá nhân.
Song ông Khánh cho biết, hiện các cơ quan chức năng, Bộ, ngành vẫn đang vào cuộc để giải quyết triệt để các đơn vị kinh doanh đa cấp làm ăn bất chính, có dấu hiệu biến tướng.
Cả 63 sở công thương ở 63 tỉnh thành, Hiệp hội bán hàng đa cấp, các công ty đa cấp đều góp ý cho nghị định 42. Đặc biệt, Bộ đã công bố toàn văn nghị định cho người dân tham gia ý kiến.
Song cho đến giờ phút này, nhìn lại, chưa có một ai cho ý kiến có kẽ hở trong nghị định này.
Có ý kiến cho rằng, với một công ty Việt Nam, vốn pháp định 10 tỷ là quá lớn, số tiền ký quỹ hoàn toàn không được sử dụng trong suốt quá trình hoạt động gây khó khăn cho doanh nghiệp. Thế nhưng, vẫn có ý kiến cho rằng, mức 10 tỷ và 5 tỷ đó còn quá thấp, nên đưa ra một mức cao hơn.
“Chúng tôi đã và đang tiếp thu ý kiến này để tiếp rục hoàn thiện hơn nữa nghị định 42. Cho đến giờ phút này, Bộ Công thương và Ban chỉ đạo 389 Quốc gia vẫn còn trao đổi nên chưa thể nói về kết quả”, ông Khánh chia sẻ.
Chia sẻ về cuộc kiểm tra hoạt động tại 7 công ty đa cấp trong đó có những doanh nghiệp như Thiên Ngọc Minh Uy , Amway Việt Nam, Unicity… Thứ trưởng Khánh cho biết, hiện chưa thể cung cấp kết quả. Song Bộ đặt mục tiêu kết thúc đợt kiểm tra vào khoảng nửa cuối tháng 5 vì với 7 doanh nghiệp số lượng hồ sơ tương đối nhiều.
Thứ trưởng Khánh nhận định, trước và sau khi xảy ra vụ việc Liên Kết Việt, Bộ đã xác định kinh doanh đa cấp là hình thức kinh doanh đặc thù. Ở đó, người bán hàng cho tới người tiêu dùng tỏa đi khắp nơi.
Tuy nhiên, việc kiểm tra giám sát, nói thì đơn giản song khó có thể kiểm soát cả mấy trăm nghìn người đi về mọi ngóc ngách. Chính vì vậy, thay vì mong chờ có 1 cơ quan ở trung ương đi về từng địa phương bóc tách từng sự việc thì chúng ta hãy nghĩ ra 1 hình thức kiểm tra giám sát nào đó nó phù hợp hơn, hợp lý hơn.
Ông Khánh cũng cho biết, mức giá sản phẩm mà các công ty đa cấp đưa ra trên nguyên tắc là giá giao dịch dân sự, cơ quan quản lý không can thiệp được. Ví dụ iPhone giá thành chỉ 200 USD nhưng bán ra đắt gấp vài lần, không thể quy điều đó là bịp bợm. Còn nếu sản phẩm đó quảng cáo có sâm nhung thì mới là lừa đảo.
Sau khi vụ việc LKV xảy ra, BCT đã có văn bản cụ thể gửi tới các sở công thương, cụ thể rõ ràng. Bản thân Cục QLCT (Quản lý cạnh tranh) đã công bố đường dây nóng để cho người dân khiếu nại, phản ánh. Hiện Cục QLCT đã đề ra 5 biểu hiện của kinh doanh đa cấp bất chính, người dân có thể lên website tìm hiểu.
Thứ trưởng so sánh, hành lang pháp lý của Việt Nam cũng như các nước song ở nước ngoài, họ cảnh giác hơn với những lời quảng cáo một vốn 400 lời. “Đến nay tôi vẫn không hiểu sao bà con cô bác lại dễ tin đến vậy. Từ nay, nếu có những lời quảng cáo như vậy thì nên nghĩ rằng đó là một biến tướng của bán hàng đa cấp”, ông Khánh nhấn mạnh.
Trí thức trẻ/CafeBiz