MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

ĐHCĐ Vinasun: Đặt kế hoạch lợi nhuận 266 tỷ, nóng vấn đề Uber

24-04-2015 - 10:00 AM | Doanh nghiệp

Các tính toán dựa trên dữ liệu khách hành của Vinasun tại khu vực HCM cho thấy, giá theo km của hãng này khi chưa tính 10% VAT (khoảng 14.6000 đồng) thấp hơn giá “xe Uber” (khoảng 15.380 đồng).

Công ty taxi Vinasun (VNS) đang tổ chức Đại hội cổ đông thường niên 2015 tại TP.CHM

Báo cáo của Ban tổng giám đốc cho biết, năm 2014 là một năm đầy sóng gió của hoạt động kinh doanh taxi. Nổi bật là áp lực cạnh tranh không lành mạnh của các hoạt động kinh doanh taxi không đúng quy đinh, giá xăng thay đổi 17 lần, giá đầu vào ô tô, vật tư phụ tùng biến động…

Kết thúc năm Vinasun đạt tổng doanh thu 3.770 tỷ đồng tăng gần 20% so với 2013. Lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 314 tỷ đồng, tăng 40% so với năm ngoái.

Đến ngày 31/12/2014, Vinasun đang vận hành 5.729 xe với mức doanh thu bình quân đạt 2 triệu đồng/xe/ngày.

Trong năm 2015, công ty sẽ đầu tư thêm 1.100 xe mới, thanh lý khoảng 700 xe cũ để nâng tổng số xe lên mức 6.129 xe vào cuối năm.

Trong năm 2015, công ty đặt kế hoạch doanh thu 3.888 tỷ đồng và lợi nhuận 266 tỷ đồng, giảm khoảng 15% so với năm 2014.

Kế hoạch này được xây dựng dựa vào giả đinh giá cước bình quân là 16.000 đồng/km, giảm 8% so với năm 2014 (bình quân khoảng 17.277 đồng/km).

Tại Đại hội cổ đông, lần đầu tiên Vinasun giới thiệu ứng dụng gọi xe Vinasun App, dành cho các khách hàng sử dụng điện thoại thông minh (smartphone).

Ứng dụng cho phép khách hàng  đặt xe, lưu thông tin tài xế, cước, thời gian di chuyển và thanh toán đa dạng: thẻ tín dụng, tiền mặt, thẻ nội địa (ATM)….

 

Trong hơn 1 tiếng thảo luận giữa ban lãnh đạo và các cổ đông của Vinasun, từ khóa được nhắc đến nhiều nhất là Uber. Và đây là các điểm quan trọng được ghi nhận:

1. Uber đã ảnh hưởng đến khách hàng của Vinasun. Tuy nhiên điều này chỉ xảy ra ở phân khúc khách hàng cao cấp (có smartphone và dùng visa). Vinasun còn các phân khúc khác rộng lớn hơn do đó tác động của Uber không đáng kể.

2. Khoảng 135 trường hợp “xe Uber” đã bị xử phạt tổng cộng khoảng 500 triệu đồng và 15 công ty, 96 cá nhân hợp tác với Uber đã được yêu cầu dừng cung cấp dịch vụ tại TP. HCM. Khả năng Uber bị cấm ở Việt Nam là có thể xảy ra.

3. Mở rộng ra thị trường Hà Nội và khu vực phía Bắc đã nằm trong kế hoạch của Vinasun. Với sự xuất hiện của Uber, thị trường này có thể trở thành một phương án đặc biệt. Theo đó, nếu tình hình kinh doanh bất bình đẳng kéo dài và cơ quan quản lý không có động thái bảo vệ, Vinasun có thể vận hành mô hình tương tự Uber đối với thị trường này và các thị trường mới mở khác.

4. Các tính toán dựa trên dữ liệu khách hành của Vinasun tại khu vực HCM cho thấy, giá theo km của hãng này khi chưa tính 10% VAT (khoảng 14.6000 đồng) thấp hơn giá “xe Uber” (khoảng 15.380 đồng).

5. Vinasun App, ứng dụng gọi taxi cho smartphone của Vinasun, sẽ được tích hợp với hệ thống tổng đài truyền thống , đồng hồ tính cước và phục vụ được tất cả phân khúc khách hàng.

6. Dự kiến trong tháng 5 tới, ứng dụng này sẽ được triển khai tại các địa bàn Đồng Nai, Bình Dương, Vũng Tàu và phổ hiến tại HCM vào cuối năm 2015.

7. Chi phí đầu tư thiết bị ban đầu bao gồm server, hệ thống GPS và khoảng 6.000 tablet cho taxi khoảng 60 tỷ và chi phí hàng tháng (thuê bao 3G) khoảng 2 tỷ đồng.

8. Lợi thế cạnh tranh của Vinasun App so với ứng dụng Uber là nền tảng khách hàng rộng rãi của Vinasun và tính hợp pháp của dịch vụ cung cấp.

9. Vinasun App được kỳ vọng nâng hiệu suất sử dụng xe của công ty từ 55 – 57% hiện tại lên 62  - 65%.

10. Giá  “xe Uber” rẻ hơn cước taxi Vinasun vì không đóng thuế, không đầu tư hệ thống bộ đàm, đồng hồ, không đăng ký kinh doanh taxi…Vinasun có thể đưa giá về thấp tương tự như thế nếu được làm như Uber.

11. Ngoài Uber ở các trung tâm lớn, Vinasun bị cạnh tranh mạnh mẽ bởi các hãng taxi nhỏ ở khu vực tỉnh thành. Nhưng đây không phải là rủi ro của Vinasun vì chính sách giá thấp kéo theo thu nhập tài xế thấp, lãi ít hoặc không có lãi để tái đầu tư. Các hãng taxi nhỏ sẽ rất khó phát triển với dịch vụ tốt.

12. Việc đầu tư thêm xe của Vinasun nhằm mục đích thay thế xe cũ (khoảng 700 xe/năm) nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ. Chí phí tăng mạnh hơn doanh thu chỉ là dấu hiệu ngắn hạn. Vinasun sử dụng tỷ lệ 35% (vốn tự có) – 65% (vốn vay) trong các kế hoạch đầu tư xe.

An Huy

PV

Trở lên trên