MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

[Doanh nghiệp tuần 1/12 - 6/12] PVGas "cầu cứu" PVN, đại gia chứng khoán chuyển nhượng cổ phiếu cho vợ?

06-12-2014 - 22:43 PM | Doanh nghiệp

Alphanam sau 2 năm nhen nhúm kế hoạch hủy niêm yết tự nguyện, sẽ chính thức được phép rời sàn từ 31/12/2014.

Ông Hồ Hùng Anh, Phó chủ tịch Masan Group đăng ký chuyển nhượng toàn bộ 15,77 triệu cổ phiếu MSN - tương đương 2,14% vốn điều lệ của doanh nghiệp này - với mục đích thu xếp tài chính cá nhân. Đáng chú ý là bà Nguyễn Thị Thanh Thủy - vợ ông Hùng Anh cũng đăng ký mua vào 16 triệu cổ phiếu trong cùng thời gian giao dịch. Bà Thủy hiện không phải là cổ đông của Masan. Giao dịch dự kiến thực hiện từ 8/12 - 31/12/2014. Với mức giá hiện tại, lượng cổ phiếu mà ông Hồ Hùng Anh nắm giữ và sắp chuyển nhượng trị giá gần 1.300 tỷ đồng, giúp ông đứng trong top 15 người giàu nhất thị trường chứng khoán.

Bên cạnh đó, bà Nguyễn Hoàng Yến - thành viên HĐQT, đồng thời là vợ Chủ tịch HĐQT Masan cũng đăng ký mua vào 8 triệu cổ phiếu trong thời gian từ 5/12 - 31/12/2014.

Trong tình hình giá dầu liên tục xuống thấp, trong cuộc gặp gỡ với lãnh đạo Tập đoàn dầu khí, ông Đỗ Khang Ninh - Tổng giám đốc PVGas (GAS) đã kiến nghị Tập đoàn xem xét các giải pháp hợp lý cho giá khí Hải Thạch Mộc Tinh bán cho các hộ tiêu thụ. Phía Tập đoàn Dầu khí khẳng định sẽ phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ GAS giải quyết vấn đề.

Cũng liên quan đến PVGas, với khoản đầu tư vào PVB - Công ty cổ phần Bọc ống Dầu khí Việt Nam, trong 1 năm, thị giá cổ phiếu này tăng gấp 3 lần. PVGas quyết định đăng ký bán 5 triệu cổ phiếu PVB, giảm lượng cổ phiếu nắm giữ từ 16,5 triệu cổ phiếu xuống còn 11,4 triệu cổ phiếu. Giá trị thoái vốn của GAS tại PVB đạt 265 tỷ đồng.

Trong chiến dịch mở rộng thị trường ra các nước trong khu vực, Viettel Global cho biết công ty dự kiến đầu tư 800 triệu USD vào mạng viễn thông Myanmar. Ngoài ra, khoảng 1 tỷ USD sẽ do phía đối tác nước ngoài và Viettel Myanmar tự thu xếp. Myanmar là thị trường được cho là hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Alphanam sau 2 năm nhen nhúm kế hoạch hủy niêm yết tự nguyện, sẽ chính thức được phép rời sàn từ 31/12/2014.

Bằng cách đề xuất điều chỉnh kế hoạch lợi nhuận khi còn 1 tháng nữa là kết thúc năm tài chính 2014, Vận tải xăng dầu VIPCO hé lộ khoản lợi nhuận khủng công ty có thể có được trong quý 4 năm nay. Cụ thể, chỉ tiêu kế hoạch LNTT được VIPCO đề nghị điều chỉnh từ 39 tỷ đồng lên 262 tỷ đồng, trong khi 9 tháng đầu năm công ty mới chỉ đạt gần 31 tỷ đồng LNTT.

IDV dự chi cổ tức khủng năm 2015 với 40% tiền mặt và 50% cổ phiếu. Kế hoạch doanh thu, lợi nhuận 2015 được đưa ra tăng trưởng không đáng kể so với mức thực hiện (dự kiến) năm 2014.

Trước diễn biến bất lợi về giá cao su trong suốt 1 năm qua, Cao su Đồng Phú đã thông qua việc điều chỉnh kế hoạch lợi nhuận năm 2014 với mức giảm 22%, từ 221 tỷ đồng xuống còn 164 tỷ đồng.

Đại hội cổ đông bất thường của Kinh Đô đã diễn ra nhằm thông qua một số nội dung quan trọng, trong đó có việc công ty này bán mảng bánh kẹo cho đối tác ngoại là Mondelẽz International, đầu tư vào Vocarimex và mua tối đa 30% tổng số lượng cổ phiếu phát hành làm cổ phiếu quỹ với giá không quá 60.000 đồng/cổ phiếu. Đại diện KDC cho biết công ty sẽ không bán ra cổ phiếu quỹ trên sàn mà sẽ tìm các đối tác chiến lược muốn đầu tư lâu dài với KDC để bán ra (sau khi công ty hoàn thành kế hoạch mua 30% cổ phiếu quỹ).

OceanBank công bố đã bán giải chấp xong cổ phiếu OGC để thu hồi tiền nợ. Số lượng cổ phiếu OGC mà OceanBank đề nghị bán giải chấp là của Doanh nghiệp tư nhân Hà Bảo - công ty riêng của ông Hà Văn Thắm. Tổng cộng trong 2 đợt bán giải chấp (do OCS - Chứng khoán Đại Dương thực hiện), đã có 48,3 triệu cổ phiếu OGC của DNTN Hà Bảo được bán ra.

Đan Nguyên

thanhhuong

Tài chính Plus

Trở lên trên