Doanh nghiệp vận tải biển: Không phải cứ hỗ trợ là....xong!
Trên thực tế, các doanh nghiệp vận tải biển đã được hưởng không ít những hình thức ưu đãi.
Tại cuộc đối thoại giữa Bộ Giao thông vận tải, đứng đầu là Bộ trưởng Đinh La Thăng và các doanh nghiệp vận tải biển, cảng biển sáng 5/8/2014, có một điều khá thú vị là vị Bộ trưởng này liên tục phải nhắc nhở đại diện các doanh nghiệp....nói ngắn gọn. Có vẻ như, cơ hội thổ lộ những băn khoăn, những kiến nghị... là không nhiều, nên ai cũng đều ra sức thể hiện. Năm 2013 là một năm khó khăn với ngành vận tải biển. Ngành cảng biển cũng khá hơn không đáng là bao khi phải đối mặt với hàng loạt vấn đề về năng lực hoạt động, khả năng cạnh tranh...
Đòi...ưu đãi
Có một điệp khúc đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp ít nhiều có chủ sở hữu là Nhà nước, mỗi khi khó khăn, họ liên tục yêu cầu những hình thức ưu đãi. Những hình thức ưu đãi có khi rất...phi thị trường, ví dụ như giảm lãi suất, cơ chế riêng trong việc phân bổ lỗ chênh lệch tỷ giá, miễn nộp phạt do chậm nộp thuế...
Trên thực tế, các doanh nghiệp vận tải biển đã được hưởng không ít những hình thức ưu đãi.
Với mục đích hỗ trợ các công ty vận tải biển, tháng 4/2012 Bộ tài chính đã ban hành công văn hướng dẫn Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) thực hiện cơ chế hỗ trợ. Theo đó, các doanh nghiệp thuộc Vinalines có kết quả kinh doanh lỗ sẽ được điều chỉnh mức khấu hao chi tiết đối với từng con tàu với mức điều chỉnh không vượt quá 75% mức trích khấu hao ban đầu.
Ai cũng biết, tàu biển là khối tài sản vô cùng lớn đối với các doanh nghiệp vận tải biển. Vì vậy, việc điều chỉnh chính sách trích khấu hao ngay lập tức giúp các doanh nghiệp có thể giảm lỗ, hoặc manh nha có lãi...
Bên cạnh đó, với phương châm "vận tải nội địa là đặc quyền quốc gia", các doanh nghiệp nội được mặc sức chiếm lĩnh thị phần trong nước mà không phải lo các đội tàu mạnh đến từ nước ngoài, trừ khi không đủ sức!
Và những trăn trở
Đáng chú ý tại buổi đối thoại là ý kiến của Phạm Văn Sinh, Giám đốc Công ty TNHH Vận tải biển Hà Trung - Nam Định. Khác với những ý kiến đòi ưu đãi như các doanh nghiệp đã phát biểu trước đó, ông Sinh nhấn mạnh hơn vào những khúc mắc mang tính hệ thống của ngành.
Điều đầu tiên, ông đề nghị rất giản dị, xin được miễn phí hoa tiêu. Doanh nghiệp của ông chỉ toàn các tàu nhỏ, rất quen đường do vậy không cần hoa tiêu chỉ dẫn. Tuy nhiên, đề nghị này không được lãnh đạo Cục Hàng hải chấp thuận. Với lý do, việc tuân theo chỉ dẫn của hoa tiêu, không chỉ để an toàn cho tàu của anh, mà còn cho các tàu khác nữa!
Những khúc mắc mà Vận tải biển Hà Trung gặp phải, cũng là tình trạng chung của nhiều doanh nghiệp nói chung. Ông Trung phàn nàn, hiện nay trình độ một số thuyền viên, thuyền trưởng quá thấp, gây thiệt hại cho doanh nghiệp, đặc biệt là khi ra nước ngoài mà...kém ngoại ngữ. Ông cho rằng, đó không phải là lỗi của doanh nghiệp, mà là lỗi của hệ thống đào tạo thuyền viên, thuyền trưởng, và do vậy, cần chấn chỉnh ngay.
Mặt khác, tình trạng thuyền viên, thuyền trưởng "nhảy việc" xảy ra tương đối phổ biến, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ như công ty của ông. Chính vì vậy ông đề nghị ra quy chế yêu cầu bất cứ thuyền viên, thuyền trưởng nào rời tàu đều phải có sổ nhận xét, thì mới đủ điều kiện làm việc ở tàu khác!
Xung quanh vấn đề ưu đãi tạm nhập tái xuất xăng dầu, doanh nghiệp cũng vướng phải tình huống khá bi hài kiểu con gà - quả trứng. Ông Sinh cho biết nhiều chuyến đi quốc tế tàu bên ông không lấy được dầu theo chính sách tạm nhập tái xuất, vì phải có giấy phép rời cảng, tàu mới được cấp dầu. Trong khi đó, giấy phép rời cảng lại chỉ được cấp khi tàu đã sẵn sàng...rời cảng, tức là ít nhất phải đầy đủ xăng dầu (!)
Liên quan đến quan hệ với các cảng biển, tình trạng doanh nghiệp cảng biển ngang nhiên "lấy tàu làm kho" khiến doanh nghiệp vận tải biển vô cùng bức xúc, nhưng không đòi được tiền phạt, mặc dù rõ ràng là vi phạm hợp đồng. Ông Sinh đề nghị một cơ chế bình đẳng giữa Cảng xếp dỡ và tàu biển, "không có xin cho gì ở đây cả".
Thay lời kết
Những khó khăn của thị trường vận tải biển là có thật. Của các doanh nghiệp trong ngành, là có thật. Tuy nhiên, để tháo gỡ những khó khăn đó cần những giải pháp đồng bộ, từ trên xuống thống nhất, chứ không phải "gỡ từng nút" bằng những chính sách ưu đãi chỉ có ý nghĩa trong ngắn hạn, mà "tàn dư" của nó thì không biết bao giờ mới hết.
>> Doanh nghiệp vận tải biển đồng loạt “đòi” ưu đãi
Đòi...ưu đãi
Có một điệp khúc đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp ít nhiều có chủ sở hữu là Nhà nước, mỗi khi khó khăn, họ liên tục yêu cầu những hình thức ưu đãi. Những hình thức ưu đãi có khi rất...phi thị trường, ví dụ như giảm lãi suất, cơ chế riêng trong việc phân bổ lỗ chênh lệch tỷ giá, miễn nộp phạt do chậm nộp thuế...
Trên thực tế, các doanh nghiệp vận tải biển đã được hưởng không ít những hình thức ưu đãi.
Với mục đích hỗ trợ các công ty vận tải biển, tháng 4/2012 Bộ tài chính đã ban hành công văn hướng dẫn Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) thực hiện cơ chế hỗ trợ. Theo đó, các doanh nghiệp thuộc Vinalines có kết quả kinh doanh lỗ sẽ được điều chỉnh mức khấu hao chi tiết đối với từng con tàu với mức điều chỉnh không vượt quá 75% mức trích khấu hao ban đầu.
Ai cũng biết, tàu biển là khối tài sản vô cùng lớn đối với các doanh nghiệp vận tải biển. Vì vậy, việc điều chỉnh chính sách trích khấu hao ngay lập tức giúp các doanh nghiệp có thể giảm lỗ, hoặc manh nha có lãi...
Bên cạnh đó, với phương châm "vận tải nội địa là đặc quyền quốc gia", các doanh nghiệp nội được mặc sức chiếm lĩnh thị phần trong nước mà không phải lo các đội tàu mạnh đến từ nước ngoài, trừ khi không đủ sức!
Và những trăn trở
Đáng chú ý tại buổi đối thoại là ý kiến của Phạm Văn Sinh, Giám đốc Công ty TNHH Vận tải biển Hà Trung - Nam Định. Khác với những ý kiến đòi ưu đãi như các doanh nghiệp đã phát biểu trước đó, ông Sinh nhấn mạnh hơn vào những khúc mắc mang tính hệ thống của ngành.
Điều đầu tiên, ông đề nghị rất giản dị, xin được miễn phí hoa tiêu. Doanh nghiệp của ông chỉ toàn các tàu nhỏ, rất quen đường do vậy không cần hoa tiêu chỉ dẫn. Tuy nhiên, đề nghị này không được lãnh đạo Cục Hàng hải chấp thuận. Với lý do, việc tuân theo chỉ dẫn của hoa tiêu, không chỉ để an toàn cho tàu của anh, mà còn cho các tàu khác nữa!
Những khúc mắc mà Vận tải biển Hà Trung gặp phải, cũng là tình trạng chung của nhiều doanh nghiệp nói chung. Ông Trung phàn nàn, hiện nay trình độ một số thuyền viên, thuyền trưởng quá thấp, gây thiệt hại cho doanh nghiệp, đặc biệt là khi ra nước ngoài mà...kém ngoại ngữ. Ông cho rằng, đó không phải là lỗi của doanh nghiệp, mà là lỗi của hệ thống đào tạo thuyền viên, thuyền trưởng, và do vậy, cần chấn chỉnh ngay.
Mặt khác, tình trạng thuyền viên, thuyền trưởng "nhảy việc" xảy ra tương đối phổ biến, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ như công ty của ông. Chính vì vậy ông đề nghị ra quy chế yêu cầu bất cứ thuyền viên, thuyền trưởng nào rời tàu đều phải có sổ nhận xét, thì mới đủ điều kiện làm việc ở tàu khác!
Xung quanh vấn đề ưu đãi tạm nhập tái xuất xăng dầu, doanh nghiệp cũng vướng phải tình huống khá bi hài kiểu con gà - quả trứng. Ông Sinh cho biết nhiều chuyến đi quốc tế tàu bên ông không lấy được dầu theo chính sách tạm nhập tái xuất, vì phải có giấy phép rời cảng, tàu mới được cấp dầu. Trong khi đó, giấy phép rời cảng lại chỉ được cấp khi tàu đã sẵn sàng...rời cảng, tức là ít nhất phải đầy đủ xăng dầu (!)
Liên quan đến quan hệ với các cảng biển, tình trạng doanh nghiệp cảng biển ngang nhiên "lấy tàu làm kho" khiến doanh nghiệp vận tải biển vô cùng bức xúc, nhưng không đòi được tiền phạt, mặc dù rõ ràng là vi phạm hợp đồng. Ông Sinh đề nghị một cơ chế bình đẳng giữa Cảng xếp dỡ và tàu biển, "không có xin cho gì ở đây cả".
Thay lời kết
Những khó khăn của thị trường vận tải biển là có thật. Của các doanh nghiệp trong ngành, là có thật. Tuy nhiên, để tháo gỡ những khó khăn đó cần những giải pháp đồng bộ, từ trên xuống thống nhất, chứ không phải "gỡ từng nút" bằng những chính sách ưu đãi chỉ có ý nghĩa trong ngắn hạn, mà "tàn dư" của nó thì không biết bao giờ mới hết.
>> Doanh nghiệp vận tải biển đồng loạt “đòi” ưu đãi
Minh Thư