MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

KQKD của NNC, KSB, C32 và bàn về lợi thế cạnh tranh của các mỏ đá

19-08-2014 - 12:50 PM | Doanh nghiệp

Đá là một trong các loại tài nguyên thiên nhiên do nhà nước quản lý, vì vậy để xin cấp phép một mỏ đá là rất khó khăn, giảm sự cạnh tranh của các công ty khác gia nhập ngành.

Những năm qua là những năm rất khó khăn của nền kinh tế. Rất nhiều công ty phá sản, thua lỗ, hoặc may mắn hơn thì doanh thu và lợi nhuận giảm xuống nhiều. Thế nhưng những công ty kinh doanh khai thác đá vẫn kinh doanh hiệu quả, tuy khó khăn có thể làm lợi nhuận giảm xuống, nhưng về cơ bản công ty khai thác đá vẫn tạo ra lợi nhuận khá,hầu như hoàn thành kế hoạch và chi trả cổ tức cao. Đơn cử số liệu tài chính một số công ty sau để thấy bức tranh kinh doanh khai thác đá vẫn có hiệu quả cao:

Kết quả kinh doanh của 1 số doanh nghiệp khai thác đá

Đơn vị: Tỷ đồng


Công ty

Doanh thu

Lợi nhuận sau thuế

Cổ tức (%)

2012

2013

6T-2014

2012

2013

6T-2014

2012

2013

NNC

280

323

186

77

72

50

70

66

C32

333

427

203

43

66

32

24

24

KSB

569

538

274

90

83

44

30

30

Có thể thấy là trong 2 năm khó khăn (năm 2012 và năm 2013) Công ty đá núi nhỏ NNC, Công ty xây dựng C32 và Công ty khoáng sản Bình Dương đã chi trả tỉ lệ cổ tức đáng mơ ước như bảng tổng hợp trên (nhỏ nhất là 24%). Về giá chứng khoán các công ty này đã hồi phục và tăng cao trong năm 2013 và đầu năm 2014 đến nay. So với đầu năm 2014, giá đóng cửa ngày 15/8/2014 của NNC đạt 65.000 đồng tăng 35%, C32 đạt 33.000 đồng, tăng 41% và KSB đạt 27.700 đồng tăng 30%, cao hơn chỉ số VNINDEX có mức tăng trưởng là 19,74%.

Các mỏ đá có điểm gì khác để có thể đạt được những thành công này?

Lợi thế lớn nhất mà các mỏ đá đang có lợi nhuận cao, đó chính là vị trí địa lý. Thực tế giá bán tại mỏ cho mỗi m3 đá rất thấp, chỉ khoảng 150.000đ. Tuy nhiên chi phí để vận chuyển lại đắt hơn nhiều, giá thị trường hiện tại tùy vùng nhưng sẽ giao động khoảng 3.500đ/m3/km. Vì vậy để vận chuyển 20Km sẽ tốn đến 70.000đ cho mỗi m3 đá. Chính vì điều này, cạnh tranh chỉ xảy ra giữa các mỏ đá trong cùng 1 vùng địa lý, chứ hiếm khi có thể xảy ra đối với 2 vùng có vị trí địa lý cách xa nhau. Công ty C32 và công ty KSB hiện đang cùng khai thác mỏ đá Tân Đông Hiệp là mỏ khai thác chính của cả 2 công ty, nên cũng có một số cạnh tranh nhất định. Tuy nhiên mỏ đá Tân Đông Hiệp dự kiến sẽ đóng mỏ vào cuối năm 2015, và mỏ đá này lại nằm gần các trung tâm lớn của Tỉnh Bình Dương nên luôn có nhu cầu về đá xây dựng lớn, vì thế ảnh hưởng của cạnh tranh đến kết quả kinh doanh của 2 doanh nghiệp là rất thấp. Còn mỏ đá chính của NNC là mỏ đá Núi nhỏ có vị trí thuận lợi cả đường bộ và đường sông.

Đặc điểm thuận lợi tiếp theo của các công ty khai thác đá ở điểm: đá là một trong các loại tài nguyên thiên nhiên do nhà nước quản lý, vì vậy để hoàn thành công tác xin cấp phép một mỏ đá là rất khó khăn và thời gian kéo dài, vì vậy sẽ giảm sự cạnh tranh của các công ty khác gia nhập ngành này. Tất nhiên điều này cũng gây nên khó khăn trong việc mở rộng quy mô khai thác cho các công ty đang khai thác đá.

Mô hình kinh doanh vật liệu xây dựng cũng là lợi thế của các mỏ đá. Các khách hàng thường xuyên sẽ được công ty cung cấp cho một hạn mức nhất định, sau khi khách hàng sử dụng hết khối lượng được cho phép đó, sẽ phải thanh toán cho công ty khai thác, nếu không, công ty sẽ dừng cung cấp cho đến khi thanh toán được thực hiện. Đối với khách hàng mới, họ thường phải ký quỹ trong giai đoạn đầu. Vì vậy các công ty khai thác đá luôn đảm bảo tài chính lành mạnh kể cả trong điều kiện kinh tế khó khăn.

Với những lợi thế trên, các công ty đã không phụ lòng các cổ đông đã đồng hành cùng công ty. Việt Nam mới chỉ bắt đầu bước vào giai đoạn xây dựng cơ bản nên trong tương lai gần, còn có rất nhiều công trình xây dựng được triển khai; vì vậy những nhà đầu tư nhanh nhạy sẽ tìm được cho mình những cơ hội tuyệt vời để đầu tưtrong ngành khai thác đá.

Điều này cũng thể hiện quan điểm của thiên tài đầu tư Warren Buffett là tìm kiếm những công ty hoạt động đơn giản hay đơn giản đến nhàm chán với cách hoạt động đơn giản nhưng lại có một cái hào bao quanh.

Anh Tuấn

thanhhuong

Theo Infonet

Trở lên trên