MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nhà đầu tư nước ngoài hiện diện thương mại tại Việt Nam theo hình thức nào?

07-03-2015 - 11:00 AM | Doanh nghiệp

Nhà đầu tư nước ngoài có thể thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam theo các hình thức: hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp có vốn nước ngoài, chi nhánh và văn phòng đại diện.

Có nhiều hình thức để các nhà đầu tư nước ngoài có thể thành lập sự hiện diện thương mại tại Việt Nam. Công ty Luật PLF đã tổng hợp và đưa ra 3 hình thức hiện diện của các nhà đầu tư nước ngoài.

1. Hợp đồng hợp tác kinh doanh

Đối với doanh nghiệp nước ngoài nói riêng, hiện diện thương mại theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh sẽ không thành lập tổ chức kinh tế. Căn cứ theo Luật Đầu tư 2014, hình thức hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC) Hợp đồng BCC là hình thức đầu tư được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, góp vốn, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm và cùng chịu rủi ro chung mà không thành lập pháp nhân. Điều này sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức cho các nhà đầu tư.

Hình thức này cho phép các bên hoạt động với tư cách pháp lý độc lập, linh hoạt giải quyết các vấn đề, nhưng vẫn có thể hỗ trợ cho nhau trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, vì không thành lập pháp nhân mới. Công ty luật PLFcũng lưu ý các bên ký kết hợp đồng BCC cần thỏa thuận chặt chẽ về việc quản lý dự án, lựa chọn con dấu, quyền đại diện tham gia ký kết hợp đồng, v.v… để tránh những tranh chấp phát sinh trong quá trình hợp tác.

Hợp đồng hợp tác kinh doanh có thể được thực hiện trên diện rộng với nhiều lĩnh vực. Đặc biệt các ngành công nghệ, sản xuất. Đơn cử một trường hợp của hợp đồng BCC là tại Khu công nghệ cao Hòa Lac, Công ty Cổ Phần Viễn Thông Hà Nội (Hanoi Telecom) đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Riêng việc thiết lập mạng di động, thì Hanoi Telecom đã ký kết dự án BCC (hợp đồng hợp tác kinh doanh) với Hutchison Telecommunications về thiết lập mạng di động CDMA2000 3G có tổng giá trị đầu tư hơn 650 triệu USD, trong thời hạn 15 năm.

>>> Hướng vốn đầu tư nước ngoài vào công nghệ cao

2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Tùy thuộc vào lĩnh vực ngành, nghề kinh doanh mà Nhà nước cho phép nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài hoặc bắt buộc liên doanh với thương nhân Việt Nam theo một tỷ lệ vốn góp nhất định. Trong trường hợp liên doanh, nhà đầu tư nước ngoài có thể góp vốn, mua cổ phần hoặc phần vốn góp của một thương nhân Việt Nam theo tỷ lệ luật định và phù hợp với các điều ước quốc tế Việt Nam đã ký kết.

Phát triển các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là hình thức thu hút vốn FDI vào Việt Nam. Để tiếp tục thu hút vốn đầu tư, ngày 4/3 vừa qua, lãnh đạo TP. HCM đã tổ chức cuộc gặp gỡ với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trên địa bàn.Đây là một động thái chứng tỏ sự quan tâm của lãnh đạo thành phố đối với lĩnh vực này. Theo thống kê, hiện TP. HCM  dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tính đến cuối năm 2014, trên địa bàn thành phố có hơn 5.300 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư kể cả cấp mới và tăng vốn là hơn 36 tỷ USD. 

>>>Doanh nghiệp FDI rộn ràng kế hoạch đầu tư "khủng"

3. Chi nhánh và văn phòng đại diện

Hình thức thành lập hiện diện thương mại cuối cùng đó là các nhà đầu tư có thể thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam. Theo quy định tại Nghị định 72/2006/NĐ-CP, nhà đầu tư nước ngoài được pháp luật nước thương nhân đó thành lập hoặc đăng ký kinh doanh công nhận hợp pháp, sẽ được cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện nếu đã hoạt động không dưới 1 năm và được thành lập chi nhánh nếu đã hoạt động không dưới 5 năm.

Thanh Mai

Thanh Hiên

Tài chính Plus

Trở lên trên