MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thị trường phân bón khó khăn, Đạm Phú Mỹ đề xuất kế hoạch lợi nhuận giảm nghìn tỷ

14-04-2014 - 23:00 PM | Doanh nghiệp

Trong tuần qua, NĐTNN đã bán mạnh ở DPM và nhiều mã Blue-chips khác.

Thị trường khó khăn

Thị trường U-rê thế giới hiện đang dư cung, theo dự báo của Fertecon. Cụ thể, nhu cầu tiêu thụ phân đạm toàn cầu đến năm 2015 sẽ tăng bình quân 3%/năm, trong đó nguồn cung tăng tới 4,3%, dư cung vì vậy là điều khó tránh khỏi. Đặc biệt, trong năm 2014, nguồn cung U-rê tại Trung Quốc cũng tăng hơn 10% so với nhu cầu tiêu thụ của nước này. Nguồn cung U-rê Trung Quốc thậm chí tác động trực tiếp đến thị trường phân U-rê thế giới. Ngoài ra, nguồn phân đạm Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam là một thách thức đối với các doanh nghiệp sản xuất trong nước, khi chiếm tới khoảng 50% sản lượng phân bón nhập khẩu.

Mặt khác, giá khí đầu vào hiện chiếm trên 75% giá thành sản xuất U-rê, đang có xu hướng tăng.

Sản phẩm chính của Đạm Phú Mỹ, vì vậy đang đứng trước 2 sức ép: giá đầu ra giảm và giá đầu vào tăng.

Báo cáo thường niên của Đạm Phú Mỹ đưa ra nhận định về giá U-rê thế giới, cụ thể như sau:

VCSC e ngại Đạm Phú Mỹ đang bước vào chu kỳ giảm (1)

DPM cho rằng thị trường U-rê trong nước sôi động hơn khi có thêm 2 nhà máy sản xuất mới tham gia vào thị trường, nâng tổng công suất U-rê cả nước lên 2,35 triệu tấn. Các nhà máy mới dự kiến hoạt động đủ công suất từ năm 2014, cùng với đó Nhà máy đạm Hà Bắc dự kiến nâng công suất lên 350 nghìn tấn từ năm 2015, tiếp tục đẩy nguồn cung lên mức 2,5 triệu tấn. Hiện tại, nguồn cung U-rê trong nước đã đủ đáp ứng nhu cầu và không phụ thuộc vào hàng nhập khẩu. Dự báo giá U-rê trong nước các năm tới sẽ ở mức thấp, khó đạt mức trung bình của năm 2013.

VCSC e ngại Đạm Phú Mỹ đang bước vào chu kỳ giảm (2)

Kế hoạch thận trọng


Trước tình hình khó khăn đó, Đạm Phú Mỹ đã đề ra kế hoạch cực kỳ khiêm tốn so với kết quả đạt được năm 2013. 

Theo báo cáo thường niên của Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí-CTCP (DPM), công ty đề xuất chỉ tiêu Tổng doanh thu năm 2014 với 8.700 tỷ đồng, LNST 1.219 tỷ đồng, giảm hơn 1.000 tỷ đồng so với kết quả năm 2013.

Về sản lượng, DPM dự kiến sẽ sản xuất khoảng 800 nghìn tấn Đạm Phú Mỹ, 4.200 tấn Hóa chất trong năm 2014. Chúng tôi cũng lưu ý, mức sản lượng Đạm Phú Mỹ giảm 22 nghìn tấn so với năm 2013.

Việc đầu tư trong năm 2014 vẫn tiếp tục được triển khai với tổng nhu cầu vốn đầu tư khoảng 454 tỷ đồng, trong đó 329 tỷ đồng đầu tư XDCB.

Trong tuần qua, NĐTNN đã bán mạnh ở DPM và nhiều mã Blue-chips khác. Phiên giao dịch đầu tuần này, cổ phiếu Đạm Phú Mỹ tiếp tục bị NĐTNN bán ròng gần 3 triệu đơn vị.

Báo cáo thường niên

Minh Thư

thunm

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên