Đời đâu trả cát-xê, vì sao cứ phải diễn? Hãy sống thật để sống khỏe và hạnh phúc!
Sự chân thật, nói và làm theo suy nghĩ của mình là một trong những chìa khóa của cuộc sống hạnh phúc, khỏe mạnh.
- 28-09-201610 thói quen ngu ngốc khiến nhiều kẻ thất bại mãi mãi, bạn thì sao?
- 28-09-2016Thất nghiệp ở tuổi 39, nhờ "làm liều", vị tỷ phú Do Thái này đã trở thành người giàu có thứ 6 trên thế giới
- 28-09-2016Đừng nghĩ tới việc cứu người nếu bạn không nắm rõ 7 lỗi phổ biến trong tình huống hiểm nguy sau
- 28-09-2016Nhà sáng lập LinkedIn Reid Hoffman: Áp dụng công thức này, tôi đảm bảo bạn thành công và hạnh phúc!
- 28-09-2016Lạc quan và kiên cường, đấy là cách chàng shipper cụt cả 2 tay đối mặt với cuộc sống đầy nhọc nhằn
- 28-09-2016"Tốt nghiệp Đại học có quan trọng không?" Elon Musk nói: "Chủ yếu là không"
“Chân thật" là sống thật với bản thân từng phút, từng giây. Cuộc sống thường đưa đẩy chúng ta đến những tình huống khó có thể đoán trước được. Để có thể "chèo lái" thành công cuộc đời của chính mình, bạn cần phải đưa ra những quyết định đúng đắn ở mọi thời điểm. Sự chân thật là điều không thể thiếu, nó thể hiện ở cách bạn đối phó với tất cả những ảnh hưởng từ bên ngoài, ngay cả những tác động khiến bạn đi ngược lại với suy nghĩ và cảm xúc của bản thân.
Mỗi ngày, hầu hết chúng ta đều có ít nhất một khoảng thời gian được là chính mình trong khi phần lớn thời gian còn lại đều “diễn”. Đôi khi, vì mục đích tốt, chúng ta không nói hay thể hiện những gì thực sự nghĩ hay cảm nhận. Chúng ta khoác lên mình tấm mặt nạ “mọi chuyện đều ổn cả” và thường cảm thấy áp lực khi phải thể hiện bản thân theo hướng tích cực trước mặt người khác. Lúc nào cũng như thể ta đang có cuộc sống hạnh phúc dù là khi gặp nhau trên đường, nơi công sở hay trên mạng xã hội.
“Dạo này bạn thế nào?”
“Mọi thứ đều tốt cả”, ta đều đáp lại như vậy dù cho cuộc sống đang như thế nào.
Nhìn vào môi trường chúng ta dành nhiều thời gian nhất là công sở, có thể thấy, nhiều nơi làm việc ngập trong sự oán giận, bức bối và xung đột nhưng đó lại là những cảm xúc hiếm khi được bộc lộ. Chúng ta đều tự nhủ rằng, tốt hơn hết là nên im lặng. Có thể đó là do chúng ta sợ bị sa thải, trở thành chủ đề buôn chuyện hay đánh mất bạn bè. Rõ ràng, hầu hết mọi người đều đang sống qua ngày theo cách “dĩ hòa vi quý”, cố gắng kiềm lời hay mỉm cười ngay cả khi cảm thấy khó chịu, tức giận.
Chúng ta vẫn luôn trân trọng những con người sống thật với bản thân, vậy tại sao ta lại không thể như thế?
Những người đang đi làm, đặc biệt là trong lĩnh vực phải tiếp xúc trực tiếp với khách hàng hiểu được áp lực của việc thường xuyên giữ nụ cười thân thiện trên môi, mọi lúc, mọi nơi. Một công ty ở Trung Quốc đã nhìn ra vấn đề đó và họ cho phép các nhân viên có một ngày “không cảm xúc”, để họ có thể được thư giãn sau một năm liên tục “cười” với khách hàng. Có thể thấy, sống một cuộc sống ảo, giả tạo thật mệt mỏi biết bao nhiêu.
“Sự chân thật” đòi hỏi mỗi chúng ta phải vượt qua được cám dỗ, ham muốn được hòa nhập và trở thành một phần của đám đông. Người sống thật không phải là người không biết sợ mà họ sẵn sàng đối diện với nỗi sợ của bản thân. Lấy ví dụ về nhân vật Henry Fonda, một thành viên của bồi thẩm đoàn trong bộ phim kinh điển 12 Angry Men. Nhân vật này đã đứng lên chống lại 11 người khác và sau nhiều giờ bị nhốt trong một căn phòng kín ngột ngạt, anh ta đã khiến 11 người đó phải thay đổi suy nghĩ.
Đa phần mọi người đều tưởng tượng rằng, khi ở trong trường hợp thử thách như vậy họ sẽ giữ vững lập trường và bảo vệ cho công lý cho dù người khác phản đối. Tuy nhiên thực tế cho thấy, chúng ta thường chọn cách nhún nhường và thuận theo số đông nhiều hơn.
Hãy nghĩ về người mà bạn tôn trọng nhiều nhất và ít nhất, bạn sẽ thấy rằng chính sự chân thật là yếu tố giúp bạn phân biệt giữa người đáng tôn trọng và người không đáng. Nói một cách tổng quát, chúng ta ngưỡng mộ những người có trí thức, trung thực và minh bạch, sẵn sàng bảo vệ cho lý tưởng của họ. Chúng ta không dành sự cảm phục cho những kẻ giả tạo. Thực tế là như thế nhưng sao bản thân ta sống thật lại khó đến vậy?
Đã bao giờ bạn che giấu cảm xúc, không cho người khác thấy bạn tức giận với họ đến mức nào hay chưa? Đã bao giờ bạn chần chừ, không bày tỏ với người khác rằng bạn quan tâm và yêu mến họ đến nhường nào? Bạn không cởi mở với bạn đời, không thừa nhận lỗi lầm trong khi lẽ ra phải vậy…?
Chúng ta thường tự hợp lý hóa hành động đó bằng suy nghĩ “à mình làm vậy vì mục đích tốt”, ở một số trường hợp đúng là như thế nhưng đa phần bạn đang tự lừa dối bản thân, tìm cách trốn tránh khỏi sự không thoải mái của một cuộc sống chân thật. Tuy nhiên về lâu về dài, tất cả chúng ta sẽ trở thành những kẻ thua cuộc nếu không là chính mình. Sống thật để sống hạnh phúc, có thực sự khó hay không? Đã đến lúc bạn nên suy nghĩ nghiêm túc về câu hỏi này và tìm ra định hướng sống đúng đắn.