Dominic Scriven: Việt Nam và Dragon Capital là cuộc sống của tôi
Tờ Financial Times đã có bài viết về Chủ tịch Dominic Scriven của Dragon Capital. Năm 2014 ông Dominic đã được chính phủ trao tặng Huân chương Lao động Hạng Ba nhờ những đóng góp của ông và Dragon Capital vào công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam.
- 22-09-2016Quỹ ngoại đẩy mạnh thoái vốn, Hòa Phát vắng bóng cổ đông lớn ngoại
- 22-09-2016Dù mức tăng thu hẹp lại, VN-Index vẫn vượt qua mốc 670, thanh khoản 2 sàn gần 4.000 tỷ đồng
- 22-09-2016CTCK nhận định thị trường 22/09: Mọi thứ đều đang thuận lợi
- 22-09-2016Đặt tiền vào cổ phiếu HHS của Hoàng Huy, nhà đầu tư đã quá vội vàng?
Đây là một vinh dự đặc biệt bởi sự nghiệp của ông Scriven gắn liền với hoạt động kinh doanh vốn. Vậy làm thế nào mà vị Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Dragon Capital có thể đóng góp cho công cuộc phát triển của Việt Nam?
Không hề nao núng trước câu hỏi của Financial Times, ông Scriven đã nhanh chóng đưa ra một loạt các lý do. Vị lãnh đạo người Anh với tóc buộc kiểu đuôi ngựa đã không phóng đại khi thể hiện các cam kết dài hạn của mình với Việt Nam.
Sau khi làm việc trong lĩnh vực tài chính tại London và Hồng Kông, ông Scriven đã chuyển tới Việt Nam từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước. Dragon Capital được ông thành lập và điều hành từ năm 1994 cho tới nay.
Kể về quyết định đến Việt Nam, ông nói: “Tôi đã có chuyến đi tới Việt Nam cùng một số nhà quản lý quỹ khác. Chúng tôi lái xe từ Bắc vào Nam và khi chuyến đi kết thúc, tôi nghĩ ‘Thế quái nào mà tôi lại ở Hồng Kông trong khi có một đất nước thú vị đến thế này?”.
Ông đã nhìn ra hướng đi của Việt Nam, quyết định ở lại Hà Nội và theo học đại học thêm một vài năm. Sau hơn 20 năm và trải qua 3 cuộc khủng hoảng kinh tế, Dragon Capital hiện đang là nhà quản lý quỹ nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam với giá trị tài sản ròng lên tới 1,5 tỷ USD. Trong cuộc phỏng vấn với Financial Times tại London cuối tuần trước, ông nói: “Việt Nam là cuộc sống của tôi. Dragon Capital là cuộc sống của tôi. Đó là tất cả của chúng tôi (Dragon Capital). Vậy nên chúng tôi ở đó và xắn tay áo lên để làm việc.”
Khi ông Scriven tới Việt Nam, quốc gia này vẫn đang chịu lệnh cấm vận thương mại từ Mỹ. Tuy nhiên, sau cuộc cải tổ kinh tế mạnh mẽ, Việt Nam hiện là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất khu vực mặc dù phải vậy lộn với hậu quả trực tiếp của cuộc Đại khủng hoảng năm 2008.
Trong những thay đổi đó bao gồm việc Việt Nam mở cửa thị trường tài chính cho các nhà đầu tư nước ngoài và mới đây là chương trình cổ phần hóa hàng loạt các doanh nghiệp nhà nước lớn. Năm 2015, chính phủ Việt Nam đã gỡ bỏ giới hạn sở hữu nước ngoài tại một số doanh nghiệp để thu hút vốn đầu tư.
Tuy nhiên, Việt Nam cũng phải đối mặt với những lời chỉ trích bởi những thách thức mà khối ngoại đang gặp phải trên thị trường này và tốc độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước không được như dự kiến.
Ông Scriven thừa nhận rằng vẫn còn nhiều việc cần phải làm. Việt Nam đã thực sự tập trung vào việc xác định lại vai trò của nhà nước với trọng tâm là chương trình cổ phần hóa quy mô lớn. Mặc dù đang không diễn ra như kỳ vọng nhưng vẫn còn nhiều thời gian để tiếp tục thực hiện chương trình này.
Từ sớm, Dragon Capital đã đầu tư vào những đợt cổ phần hóa lớn của các công ty nhà nước. Điển hình là trường hợp của CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk), Dragon Capital đã thực hiện giao dịch khi công ty này lần đầu kêu gọi vốn từ các nhà đầu tư ngoài nhà nước.
Ông Dominic cho biết đội ngũ quản lý của Vinamilk khá quan tâm tới việc tư hữu hóa nên Dragon Capital đã giúp công ty có giá trị thị trường lớn nhất Đông Nam Á hiện nay tìm cách phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO). Sau đó, Vinamilk đã trở thành hình mẫu cho các công ty khác khi thực hiện cổ phần hóa.
Dragon Capital là một trong những nhà đầu tư đại chúng đầu tiên của Vinamilk từ hơn 10 năm trước, khi giá trị của công ty đạt khoảng 100 triệu USD. Giờ đây, khi nới “room” 100%, giá trị vốn hóa của Vinamilk lên tới hơn 9 tỷ USD.
Vinamilk không phải là trường hợp duy nhất chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà đầu tư, doanh nghiệp và chính phủ tại Việt Nam. Nói về việc hỗ trợ cho chính phủ Việt Nam hiện nay, vị lãnh đạo tốt nghiệp đại học Exeter cho biết Dragon Capital sẵn sàng đưa ra những tư vấn về vấn đề quản trị hay việc xây dựng luật quản lý tài sản.
Mới đây, Dragon Capital đã tư vấn cho chính phủ về việc phát triển chương trình hưu trí, thành quả mới nhất là nghị định mới cho hệ thống hưu trí tự nguyện. Dragon Capital hy vọng sẽ cho ra mắt dịch vụ hưu trí trong năm 2017 để tận dụng những thay đổi trên.
Khi có những cáo buộc về sự xung đột lợi ích khi vừa tư vấn vừa mở dịch vụ, ông Scriven cho rằng vấn đề hiện nay là sự liên kết lâu dài về lợi ích.
Ông Scriven hiện đang trong quá trình trở thành một công dân chính thức của Việt Nam và vẫn giữ quốc tịch Anh. Năm 2006, ông đã được chính phủ Anh trao tặng giải thưởng OBE với những đóng góp cho dịch vụ tài chính của Anh tại Việt Nam.
Mùa hè năm nay, trong nỗ lực thể hiện sự minh bạch và tính thanh khoản, ông Scriven đã quay trở về Anh để niêm yết quỹ đầu tư Vietnam Enterprise Investments (VEIL) trên sàn chứng khoán London.
Trong vòng 5 năm qua, lợi nhuận của quỹ Vietnam Enterprise Investments đạt gần 16%/năm nhưng giảm xuống 4% nếu tính trong vòng 10 năm qua. Điều này cho thấy những bất ổn mà các nhà đầu tư phải đối mặt khi đầu tư vào các thị trường mới nổi.
Theo ông Scriven, đầu tư vào Việt Nam thời điểm này đang rất mạnh bởi tốc độ tăng trưởng 6,7%, sự phục hồi kinh tế và cơ cấu kinh tế dài hạn.
Ông Dominic Scriven
Ngày sinh: 18/9/1963
Học vấn:
1985: Cử nhân danh dự (xã hội học và pháp luật), Đại học Exeter
Cột mốc sự nghiệp:
1985: Phó giám đốc, M & G Investment Management (London)
1986: Phó giám đốc, Vickers Da Costa (Hồng Kông)
1989: Giám đốc Đầu tư, Sun Hung Kai (Hồng Kông)
1992: Theo học Đại học Hà Nội
1994: Giám đốc và đồng sáng lập, Dragon Capital (Việt Nam)
2009: Giám đốc điều hành, Dragon Capital
2016: Chủ tịch, Dragon Capital
Người đồng hành