Đón nhận số liệu kinh tế khả quan, Dow Jones và S&P 500 hồi phục sau 3 phiên giảm liên tiếp, cổ phiếu công nghệ 'hụt hơi'
Kết thúc phiên 16/10, chứng khoán Mỹ diễn biến trái chiều khi nhà đầu tư đón nhận thông tin tích cực về số liệu tiêu dùng.
- 15-10-2020Kỳ vọng về gói kích thích mới sụt giảm, Phố Wall giảm điểm phiên thứ 2 liên tiếp, Dow Jones mất hơn 160 điểm
- 14-10-2020Lo ngại trước những thông tin về quy trình sản xuất vắc-xin, Phố Wall kết thúc 5 phiên tăng điểm liên tiếp, Dow Jones mất hơn 150 điểm
- 13-10-2020Bất chấp thông tin tiêu cực về gói kích thích, Dow Jones vẫn tăng hơn 200 điểm, Nasdaq ghi nhận phiên khởi sắc nhất trong 1 tháng
Dow Jones đóng cửa cao hơn 112,11 điểm, tương đương 0,4%, ở mức 28.606,31 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng nhẹ, đóng cửa ở mức 3.483,81 điểm. Nasdaq Composite kết thúc ngày giảm 0,4% xuống 11.671,56 điểm.
Các chỉ số chính đều giao dịch tích cực trong hầu hết cả phiên. Tuy nhiên, đà tăng cũng chững lại trong phút giao dịch cuối cùng khi cổ phiếu Big Tech bị bán tháo. Cả Dow và S&P 500 đều ghi nhận mức tăng theo tuần thứ ba liên tiếp và Nasdaq đã có chuỗi 4 tuần tăng điểm.
Doanh số bán lẻ của Hoa Kỳ đã tăng 1,9% trong tháng 9, vượt ước tính của Dow Jones là 0,7%, theo dữ liệu do Bộ Thương mại công bố.
Cổ phiếu của Boeing giúp chỉ số Dow tăng cao hơn, tăng 1,9% sau khi cơ quan quản lý hàng không châu Âu cho biết máy bay phản lực 737 Max của Boeing vẫn an toàn để bay trở lại. Trong khi đó, cổ phiếu Pfizer tăng 3,8% sau khi công ty cho biết họ sẽ nộp đơn xin sử dụng khẩn cấp vắc-xin Covid-19 ngay khi đạt được các mốc an toàn nhất định dự kiến sẽ đưa ra vào cuối tháng 11. Trong khi đó, cổ phiếu Amazon giảm 1,9% do lo ngại về doanh số bán hàng từ sự kiện Prime Day của công ty.
Chăm sóc sức khỏe và tiện ích là lĩnh vực hoạt động tốt nhất trong S&P 500, tăng gần 1% mỗi lĩnh vực. Phố Wall đang hồi phục sau 3 phiên giảm liên tiếp, trong bối cảnh không chắc chắn về gói kích thích mới và lo ngại về tình hình đại dịch trên toàn thế giới.
Các nhà lập pháp ở Washington tiếp tục đi gửi các tín hiệu trái chiều về tiến độ hướng tới một thỏa thuận kích thích kinh tế. Hôm thứ Năm, Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin cho biết, Nhà Trắng sẽ không để xảy ra sự khác biệt về mục tiêu tài trợ cho các cuộc đàm phán kích thích với các đảng Dân chủ.
Sau đó, Tổng thống Donald Trump nói rằng ông sẽ nâng mức đề xuất của gói kích thích kinh tế lên trên mức hiện tại là 1,8 nghìn tỷ USD. Trước đó, đảng Dân chủ Hạ viện đã thông qua dự luật trị giá 2,2 nghìn tỷ USD.
Trong khi đó, chính phủ Vương quốc Anh đã công bố kế hoạch áp đặt các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt hơn đối với London nhằm ngăn chặn dịch bệnh. Chính phủ Pháp cũng tuyên bố tình trạng khẩn cấp về y tế vào đầu tuần này trong bối cảnh số ca nhiễm tăng cao. Đức cũng đã công bố các quy định mới để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.