Đồng bạc xanh bị thách thức?
Ngân hàng Trung ương của cả Trung Quốc và Nga đều đang tăng dự trữ vàng của họ. Điều này được cho là có thể ảnh hưởng đến sự thống trị toàn cầu của đồng đô la Mỹ.
- 20-03-2021Nhu cầu vàng Châu Á bật tăng trở lại
Những năm gần đây, Nga và Trung Quốc đã thu hút sự chú ý của quốc tế đối với một số hoạt động về ngoại giao và thương mại. Trong giai đoạn có nhiều biến động về mặt ngoại giao, Liên bang Nga đã tích trữ được tới 1.890,8 tấn vàng, trị giá hơn 80 tỷ USD, tương đương 17,6% tổng dự trữ của Nga.
Nga đã vượt qua Trung Quốc để trở thành quốc gia có trữ lượng vàng quốc gia lớn thứ 5 trên thế giới
Theo số liệu trên, Nga đã vượt qua Trung Quốc để trở thành quốc gia có trữ lượng vàng quốc gia lớn thứ 5 trên thế giới. Thống kê chính thức của Ngân hàng Trung ương Nga, đây là lượng vàng dự trữ lớn nhất của Nga kể từ khi Tổng thống Vladimir Putin lên nắm quyền vào cuối năm 1999.
Giống như Nga, Trung Quốc cũng đã trải qua sự nguội lạnh rõ rệt trong quan hệ với phương Tây, đồng thời nhận những chỉ trích về việc đánh cắp tài sản trí tuệ và cáo buộc thao túng tiền tệ. Trong thời gian này, Trung Quốc đã gia tăng tích trữ vàng, lên tới 1842,6 tấn, mặc dù con số này chỉ chiếm 2,4% tổng dự trữ của Trung Quốc.
Đặc biệt, hoạt động thu mua vàng của Trung Quốc đã được thúc đẩy bởi sự gia tăng khai thác trong nước. Hơn nữa, luật pháp Trung Quốc cấm xuất khẩu vàng khai quật, đảm bảo việc bảo tồn tài nguyên trong biên giới. Hành động như vậy thể hiện niềm tin rõ ràng vào giá trị của việc nắm giữ vàng và bổ sung lượng dự trữ bằng cách mua thêm từ các nơi khác.
Theo giới chuyên gia nhận định, sự tích lũy vàng này không có dấu hiệu dừng lại và được cho là đại diện cho một số cân nhắc kinh tế khi thị trường nước ngoài và tiền tệ có khả năng trở nên ít tiếp cận hơn đối với Nga và Trung Quốc.
Thứ nhất, việc tích trữ như vậy có thể chỉ đơn giản là thể hiện niềm tin rằng, vàng hiện đang bị định giá thấp và đã hoạt động như một trong những hàng hóa hàng đầu trong năm ngoái.
Thứ hai, dự trữ vàng của nhà nước ngày càng tăng thể thể hiện một nhận xét về sự bất ổn toàn cầu, khi các diễn đàn quyền lực và các quy trình chính trị mất sức hấp dẫn, đặc biệt là do chương trình nghị sự của một số quốc gia bị gián đoạn - thực tế mà nhiều người ở phương Tây tin cả Nga và Trung Quốc đang hướng tới.
Đối với Nga, sự gia tăng tiêu thụ vàng diễn ra song song với sự gia tăng của giá dầu và sự phục hồi hợp lý của đồng rúp. Vì vậy, việc chuyển sang vàng có khả năng đại diện cho việc tìm kiếm sự ổn định và tích trữ giá trị khi các nguồn tài nguyên thiên nhiên dễ bay hơi ngày càng trở nên quý giá hơn trái ngược với tiền tệ fiat.
Nhiều năm qua, sức khỏe của nền kinh tế Nga phần lớn phụ thuộc vào giá dầu và khí đốt. Trong tình trạng phụ thuộc như vậy, việc chuyển của cải nhà nước thành vàng, thay vì đồng rúp có ý nghĩa đặc biệt, đóng vai trò là vật chất đa dạng hóa dự trữ quốc gia.
Ngân hàng Trung ương của cả Trung Quốc và Nga đều đang tăng dự trữ vàng của họ. Điều này được cho là có thể ảnh hưởng đến sự thống trị toàn cầu của đồng đô la Mỹ
Theo nhà quản lý quỹ đầu cơ Mark Mahaffey, Trung Quốc rõ ràng vẫn tiếp tục tích lũy vàng và cập nhật nguồn dự trữ mới một cách chính thức với thời gian kéo dài. Đây có nhiều khả năng là một thách thức bá chủ đồng đô la Mỹ.
"Nếu đúng như vậy, vàng của Trung Quốc có thể đánh dấu sự khởi đầu của một tiêu chuẩn vàng mới cho đồng Nhân dân tệ; thúc đẩy ảnh hưởng tài chính lớn hơn của Trung Quốc và sự độc lập khỏi đô la Mỹ khi các nguồn tài nguyên được trao đổi bằng đồng nhân dân tệ, thông qua các chương trình như trao đổi dầu ở Thượng Hải và hoạt động thương mại lấy Trung Quốc làm trung tâm, được tuyên truyền thông qua sáng kiến vành đai và con đường", Mark Mahaffey nhận định.
Do đó, nếu Mỹ có ý định duy trì quyền bá chủ của đồng đô la, điều quan trọng là phải duy trì thương mại thị trường tự do và theo đuổi một chiến lược trừng phạt thông minh hơn thay vì các rào cản thương mại. Nếu không, Nga và Trung Quốc có thể tiếp tục tăng cường mua vàng có động cơ chính trị.
Bất kể chương trình nghị sự của những "ông lớn" này là gì, điều thấy được rõ ràng là tác động của vàng lên đồng bạc xanh thế giới vẫn đang diễn ra không ngừng. Ngay cả những quốc gia như Kyrgyzstan cũng có ý định nâng khối lượng vàng trong kho dự trữ quốc tế trị giá 2 tỷ USD của họ nhằm cố gắng che chắn trước một cuộc chiến thương mại có thể xảy ra.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Kyrgyzstan, ông Tolkunbek Abdygulov bày tỏ quan điểm rằng, "không quan trọng chúng ta có những loại tiền tệ nào trong kho dự trữ của mình, đô la Mỹ, nhân dân tệ hay rúp đều khiến chúng ta dễ bị tổn thương ".
USD Index, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác, đã tăng 0,1% lên 91,958 điểm vào lúc 6h45 (giờ Việt Nam). Sau những quyết định của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) về chính sách ôn hòa lãi suất, tiếp tục nới lỏng tiền tệ để đạt lạm phát kì vọng, USD đã có sự hồi phục nhất định.
Tuy nhiên, đồng tiền quyền lực này vẫn được đặt trong vòng theo dõi nhất định neo quanh áp lực bán tháo USD của giới đầu tư hay lợi suất trái phiếu tăng vọt. Trong khi đó, như đề cập, Trung Quốc, Nga và nhiều quốc gia vẫn tiếp tục chiến lược đa dạng hóa danh mục dự trữ quốc gia, trong đó đặc biệt tăng cường vàng, và có thể giảm tỷ trọng nắm giữ đồng bạc xanh trong thời gian tới.
Diễn đàn doanh nghiệp