MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đồng tiền buồn bã, đồng tiền hạnh phúc và chìa khóa để không bao giờ gặp khó khăn về tài chính

24-09-2019 - 19:22 PM | Tài chính quốc tế

Nếu bạn đang trong trạng thái lo âu, hãy để ý hơn đến tiền bạc. Bởi đó có thể là nguyên nhân khiến bạn buồn phiền.

Kenda Honda, tác giả nổi tiếng của dòng sách tự thân tại Nhật Bản đưa ra một nhận định rất thú vị: "Đồng tiền hạnh phúc" có thể khiến bạn vui vẻ và cải thiện tinh thần khi bạn nghĩ về chúng. Trọng tâm sáng tác của Honda là sự giao thoa giữa tài chính và hạnh phúc cá nhân.

Trong cuốn sách mới của mình - "Happy Money", Honda cho biết tiền bạc có thể xuất phát từ những trải nghiệm và cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực - và cảm giác đó có thể thẩm thấu vào toàn bộ trải nghiệm tài chính cá nhân.

"Đồng tiền hạnh phúc" được sử dụng với niềm vui và tình yêu, chẳng hạn như khi một cậu bé 10 tuổi mua hoa tặng mẹ vào Ngày của mẹ, hoặc những bậc phụ huynh cố gắng chắt chiu một vài USD mỗi tuần để dành cho các khóa học hoặc trại hè của con cái họ.

Theo Honda, bất kỳ khoản tiền nào được sử dụng với tình yêu, sự quan tâm hay tình bạn đều là những đồng tiền hạnh phúc. Theo Honda, một số ví dụ có thể kể đến như: đầu tư vào một dự án kinh doanh hoặc cộng đồng, quyên góp cho một tổ chức phi lợi nhuận mà bạn quan tâm, nhận tiền từ những khách hàng hài lòng về chất lượng dịch vụ.

"Đồng tiền buồn bã" kéo bạn xuống

Đồng tiền buồn bã luôn đầy rẫy những cảm xúc tiêu cực: thất vọng, tức giận, buồn bã, tuyệt vọng: trả tiền hoặc nhận trợ cấp sau một cuộc ly hôn cay đắng, tiền lương từ một công việc mà bạn coi thường. Đối với một số người, nộp thuế mang lại sự phẫn nộ.

Vấn đề không nằm ở chỗ có bao nhiêu tiền. Những người có nhiều tiền vẫn có thể không hài lòng và gặp khó khăn với tài chính của họ. Những người có nguồn lực tương đối ít ỏi vẫn có thể khá hạnh phúc.

"Không quan trọng bạn có bao nhiêu hay kiếm được bao nhiêu, mà là do chính năng lượng bạn mang theo", Honda nói. Đó là những cảm nhận nội tại.

Những lo lắng cũ về việc không có đủ hoặc cảm thấy không được bảo vệ có thể xuất hiện trở lại trong nhiều thập kỷ sau đó. Ví dụ một người 90 tuổi chết trong cô độc và để lại một núi tiền không sử dụng tới hoặc được sử dụng với nỗi sợ hãi và lo lắng. Tiền tiết kiệm của bạn cũng có thể là một khoản tiền buồn bã. Nếu bạn chỉ tiết kiệm tiền vì sợ hãi, thì nó gần như chắc chắn mang lại cảm xúc tiêu cực.

Honda có một người bạn mà mẹ cô ấy, dù khá giả về tài chính nhưng không chi tiêu gì cả. Khi cô qua đời, con gái cô phát hiện ra người mẹ đã tích lũy được vài triệu USD. Honda cho biết: "Nếu tôi là con gái của cô ấy, tôi sẽ sử dụng số tiền đó một cách khôn ngoan". Nhưng cô bạn đó thừa hưởng thái độ về tiền bạc giống hệt người mẹ: Cô ấy giữ tiền trong ngân hàng. Honda cho rằng đó cũng là một khoản tiền buồn bã.

"Arigato" đến, "Arigato" đi

Chìa khóa của tiền là lòng biết ơn.

Trong khi người dân Nhật Bản có xu hướng tiết kiệm quá mức, người Mỹ bị thu hút quá mức vào tích lũy. "Làm thế nào tôi có thể kiếm được nhiều tiền hơn?" là câu hỏi phổ biến nhất mà Honda luôn nhận được.

Nhưng "có nhiều tiền hơn" không phải là câu trả lời và có nhiều hơn cũng chưa chắc đã đem lại sự thỏa mãn.

Số tiền mà ai đó có ít quan trọng hơn nhiều so với nguồn năng lượng bên trong của họ: Cho dù bạn hạnh phúc với vai trò là luật sư hay người gác cổng, mức lương từ công việc đó sẽ là những đồng tiền hạnh phúc.

Nếu bạn đánh giá cao những gì bạn có, nó sẽ mở ra một cánh cửa hạnh phúc. Điều đơn giản nhất mà tôi có thể khuyên bạn chính là hãy thể hiện lòng biết ơn về tiền bạc.

Khi tiền bạc đến với cuộc sống của bạn, hãy nói ‘arigato" – nghĩa là cảm ơn, ngay lập tức. Và khi bạn tiêu tiền, khi tiền rời khỏi cuộc sống của bạn, cũng hãy nói lời cảm ơn.

"Trừ khi chúng ta hiểu được tiền bạc kiểm soát chúng ta như thế nào và làm thế nào để có thể thoát khỏi cạm bẫy phải kiếm thật nhiều tiền hơn nữa, chúng ta sẽ mãi mãi là nô lệ cho đồng tiền", Honda cho biết. Tiếp cận mọi vấn đề một cách toàn diện hơn, trân trọng những gì bạn đang có, cũng như dòng chảy đến và đi của đồng tiền.

Mỹ Linh

CNBC

Trở lên trên